Góc thứ nhất của Kim tứ đồ là những người làm công ăn lương, tức là họ có một công việc cố định, làm thuê cho một tổ chức, cơ quan hay một ông chủ và được trả lương. Họ thường làm việc 8h một ngày, tối thiểu 5 ngày một tuần, 4 tuần một tháng, 12 tháng một năm trong suốt khoảng 30 năm cuộc đời. Họ hưởng lương cố định hàng tháng và phải đánh đổi thời gian, sức khoẻ, trí tuệ và đôi khi cả hạnh phúc của mình để lấy khoản lương đó.
Có thể bạn thấy rõ nếu chỉ kiếm tiền theo phương pháp này, bạn sẽ không bao giờ giàu. Tuy nhiên hầu hết người dân lại chọn kiếm tiền theo phương pháp này. Họ gọi đó là một công việc ổn định với một nguồn thu nhập ổn định. Nhưng trên thực tế, nguồn thu nhập đó không phải do họ quyết định và nó phụ thuộc hoàn toàn vào ông chủ, vào sự biến động của nền kình tế và vào sức khoẻ của họ.
Đặc biệt, cho dù họ có được công việc đó suốt đời, thì họ cũng luôn ở trong tình trạng suốt đời đổi thời gian lấy tiền bạc. Robert Kiyosaki gọi đó là vòng Rat Race. (Bạn có đang ở góc này của Kim tứ đồ? Quan trọng hơn: Bạn đã hài lòng hay có nhận thấy nhu cầu thay đổi?)
Góc thứ hai của Kim tứ đồ là những người làm kinh doanh nhỏ hay còn gọi là những người tự làm công, họ thường là chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ của riêng mình ví dụ như phòng mạch tư, văn phòng tư vấn hay kinh doanh kiểu gia đình như quán internet, tiệm may, tạp hoá, cửa hàng quần áo… Những người làm việc ở góc thứ 2 của Kim tứ đồ thông thường là những người giỏi và có năng lực trong lĩnh vực họ đang làm.
Do đó, họ không thích làm công cho người khác mà tự mình làm chủ một cơ sở kinh doanh riêng hoặc một công ty riêng. Điểm mạnh của họ là nếu mọi thứ tốt đẹp, họ kiếm được thu nhập khá hơn nhiều so với một người làm công ăn lương thông thường và phần nào tự quyết định được nguồn thu nhập của mình.
Điểm yếu lớn nhất của họ là: Họ vừa là ông chủ, vừa là nhân công, nên Robert Kiyosaki gọi những người này là làm công cho chính mình. Nếu họ dừng làm việc, nguồn thu nhập của họ có nguy cơ bị đe doạ ngay. Họ vẫn phải đổi thời gian, sức khỏe, trí tuệ và đôi khi kể cả hạnh phúc để lấy tiền. (Bạn có là người của góc thứ 2?)
Góc thứ 3 là những người làm chủ hệ thống, họ dành thời gian vào việc xây dựng và duy trì một hệ thống sản sinh lợi nhuận và sau đó hệ thống mang lại thu nhập suốt đời cho họ. Những người làm việc trong góc thứ 3 này hiểu rất rõ sức mạnh của hệ thống, họ cũng biết rằng khi xây dựng thành công một hệ thống có khả năng mang lại lợi nhuận, hệ thống sẽ giải thoát họ khỏi công việc và mang lại cho họ sự giàu có.
Và góc cuối cùng là những nhà đầu tư, họ bắt đồng tiền làm việc cho mình bằng cách đầu tư tiền vào các hạng mục khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản,....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét