8. Kể một câu chuyện.
Những người đang ngồi nghe chúng ta nói đôi khi đã phải tham dự quá nhiều các tiết học hay các buổi hội thảo nhàm chán nơi mà kiến thức chỉ được rót từ trên rót xuống. Hãy tránh xa lối giảng giải kiến thức theo hướng một chiều nhưu thế nếu như bạn không muốn người nghe ngủ gật. Thay vì thế hãy tạo một không khí mới mẻ bằng cách kể cho họ một câu chuyện và khiến não họ phải tư duy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các câu chuyện được lưu nhớ rất lâu so với kiến thức bài vở. Để bắt đầu hãy sưu tầm những câu chuyện ý nghĩa xung quanh chủ đề bạn đang nói. Giả sử bạn đang nói về chủ đề “cơ hội luôn ở xung quanh ta, quan trọng là ta có biết nắm bắt hay không” bạn có thể sử dụng câu chuyện sau như là một gợi ý.
“Có một người đàn ông rất sùng kính chúa, ông ta luôn luôn cầu khấn chúa và tin rằng chúa sẽ luôn ở bên và bảo vệ ông ta”.
Một ngày thành phố ông ta sống phải hứng chịu một trận lũ lớn, mọi người trong thành phố đi di tán hết, riêng ông ta không đi vì tin rằng mình sùng kính chúa như thế thì chúa sẽ không bao giờ để ông ta bị hại.
Khi nước lũ đã ngập lên cao có một chiếc ca nô đi tới.
“Lên đây đi chúng tôi chở ra vùng an toàn, nước lũ lớn lắm, lúc nữa là ngập hết chỗ này”. Người trên ca nô nói lớn.
“Không tôi không đi, chúa sẽ luôn bảo vệ tôi”. Người đàn ông đáp.
Chiếc ca nô chạy đi. Lát sau nước lũ đã ngập lên đến mái nhà, một chiếc trực thăng bay tới.
“Lên đây đi, nước lũ sắp nhấn chìm thành phố này rồi”. Người trên trực thăng hét lớn.
“Không tôi không đi, chúa sẽ luôn bảo vệ tôi”.
Thế rồi ông ta chết, khi gặp chúa ông ta phẫn nộ: “Sao con tôn thờ sùng kính ngài mà ngài lại đối sử với con như vậy”.Chúa đáp: “Ta đã 2 lần đến cứu ngươi, một lần ta cử chiếc ca nô, lần khác ta cử chiếc trực thăng nhưng người đâu có lên”.
9. Lặp lại luận điểm.
Trí nhớ con người thường không phải là lý tưởng để chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dạng trí nhớ dài hạn. Những thông điệp bạn đưa ra rất có thể sẽ trôi ngay ra khỏi đầu người nghe nếu như bạn không nhắc lại và nhấn mạnh nó. Đối với những luận điểm quan trọng, hãy nhắc lại nó ít nhất 2 lần. Việc nhắc lại vấn đề sẽ giúp cho người nghe ý thức được rằng vấn đề chúng ta đang nói là quan trọng và cần phải chú ý. Một luận điểm được nhắc lại một cách khéo léo sẽ thu hút được sự chú ý của người nghe và tăng được tính hiệu quả của thông điệp bạn đưa ra.
10. Tăng cường tương tác bằng âm thanh, hình ảnh.
Đôi lúc việc cứ phải ngồi để đọc các tài liệu hoặc các số liệu bạn đưa ra sẽ khiến cho người nghe cảm thấy nhàm chán. Nếu bạn có điều kiện sử dụng slide, hãy tăng cường sử dụng những hình ảnh thú vị minh họa cho những luận điểm mình nói. Nếu không bạn có thể thỉnh thoảng di chuyển để tránh cho ánh mắt của người nghe sẽ mỏi khi phải nhìn mãi vào mội vị trí. Âm thanh cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, bạn có thể sử dụng các đoạn nhạc tương tác phù hợp với nội dung hoặc đơn giản thỉnh thoảng thay đổi giọng điệu nói của bạn cũng tạo được những hiệu quả nhất định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét