Hầu hết chúng ta đều phải thuyết trình hay trình bày một vấn đề ở một lúc nào đó trong cuộc sống. Có thể bạn đã từng trải qua kinh nghiệm này: Bạn chuẩn bị bài thuyết trình rất kỹ nhưng khi bạn bước lên bục khán giả không nghe bạn, bạn lúng túng không biết soay sở ra sao, kết quả bài thuyết trình đó của bạn không được như bạn mong muốn, bạn bắt đầu sợ thuyết trình. Nếu bạn đã từng trải qua chuyện đó thì đây là tin vui cho bạn: không chỉ bạn mà hầu như ai cũng trải qua cảm giác đó trong những lần đầu tiên thuyết trình trước đông người. Một tin vui nữa là bạn có thể học được những cách giúp thu hút sự chú ý của khán giả trước khi đưa ra các luận điểm quan trọng. Bạn sẽ dần làm chủ đượckỹ năng thuyết trìnhcủa mình.
Điều đầu tiên là bạn phải trang bị cho mình sự tự tin, nếu bạn không tự tin thì khi bạn áp dụng những cách dưới đây sẽ trở nên khôi hài. Nếu bạn chưa biết cách làm tăng sự tự tin của mình như thế nào có thể tham khảo bài viết: Vượt qua nổi sợ thuyết trình. Bài viết này có hướng dẫn cách vận dụng phương pháp NLP để chế ngự nỗi sợ thuyết trình, nâng sự tự tin bên trong bản thân lên. Dưới đây sẽ là 10 phương pháp mà các bạn có thể vận dụng kết hợp nhằm thu hút sự chú ý của khán giả trước khi đưa ra các luận điểm quan trọng.
1.Nhấn mạnh: “Điều này là vô cùng quan trọng”.
Đây là cách diễn giả Quách Tuấn Khanh hay sử dụng trong các bài nói chuyện của mình trước khi ông đưa ra một luận điểm quan trọng nào đó. Hiệu quả thì các bạn có thể thấy rõ rệt, khi người nghe được cho biết điều họ sắp nghe là quan trọng, họ sẽ tập trung hơn, khi đó luận điểm của bạn được mọi người tiếp thu tốt hơn. Giả sử bạn đang muốn đưa ra luận điểm: “Giá trị con người chúng ta không tăng lên khi ta gắn mình với những thứ vật chất bề ngoài, giá trị con người ta chỉ tăng lên chỉ khi ta nâng được các yếu tố: trí tuệ, tinh thần, cảm xúc.. của chúng ta lên” bạn có thể học hỏi cách của diễn giả Quách Tuấn Khanh như sau: “Tôi muốn nói với các bạn điều này, một điều vô cùng quan trọng mà nếu không nhận ra thì cuộc sống của các bạn sẽ mãi không thể nào trở nên hạnh phúc thực sự được. Điều đó là…(luận điểm)”. Bạn biết hiệu quả đối với người nghe sẽ là như thế nào rồi chứ?
2. Tạo khoảng dừng.
Đó là việc bạn chủ động dừng lại chừng 2-3 giây trước khi đưa ra luận điểm. Việc này sẽ thu hút sự chú ý của khán giả bởi khán giả sẽ dễ mất tập trung khi chúng ta cứ nói với một giọng đều đều. Khoảng trống lúc này là cần thiết. Khoảng dừng phát huy tác dụng mạnh nhất khi trước đó bạn nâng được cao trào của buổi thuyết trình lên. Ví dụ bạn muốn nói về luận điểm: “Con người hay dành thời gian vào những việc vặt vãnh” bạn có thể tham khảo cách của diễn giả Quách Tuấn Khanh như sau. Bạn hỏi: “Trong số các bạn ở đây, ai thích xem phim Hàn Quốc giơ tay”. Khán giả sẽ nhao nhao giơ tay. Bạn : “Tôi cũng là một người rất thích xem phim Hàn Quốc, nhưng kể từ một ngày cách đây 2 năm tôi không bao giờ xem phim Hàn Quốc nữa”. Bạn (im lặng 2-3 giây), khán giả (im lặng). Sau 3 giây đắt giá đó bạn bắt đầu nêu ra: “Tôi không xem phim Hàn Quốc nữa kể từ ngày tôi nhận ra sứ mệnh và ước mơ của đời mình. Chỉ những người có nhiều thời gian rảnh, không có việc gì để làm, không biết quản lý thời gian, không biết mình sinh ra trên đời để làm gì, không biết ước mơ mình hướng tới là gì mới dành thời gian 3-4 tiếng một ngày để xem những bộ phim kiểu đó, thời gian đó hoàn toàn vô nghĩa, nó không giúp bạn tiến gần đến mục tiêu hơn trừ phi bạn đang xem để học cách diễn vì mục tiêu của bạn là trở thành diễn viên”. Tác động đối với khán giả sẽ là rất lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét