3. Làm cho khán giả cười.
Khi khán giả cười, họ trở nên cởi mở hơn, dẫn đến việc tiếp nhận thông tin tốt hơn. Một không khí vui vẻ sẽ giúp cho bạn và người nghe gần gũi nhau hơn, các thông điệp bạn đưa ra vì thế mà trở nên tin tưởng và có tác động mạnh mẽ hơn. Hãy làm cho khán giả cười khi để ý khán giả đang không tập trung hoặc trước khi bạn đưa ra một luận điểm nào đó. Cách đơn giản nhất làm cho khán giả cười đó là kể một câu chuyện cười. Bạn có thể có được các câu chuyện này một cách dễ dàng trên sách báo và Internet, hoặc bạn cũng có thể lấy câu chuyện của chính mình ra để tự cười mình. Một lưu ý nhỏ ở đây đó là: Tránh lấy một ai đó trong số người nghe lên làm trò cười.
4. Hạ giọng nói.
Việc bạn giữ một giọng đều đều sẽ rất dễ khiến người nghe cảm thấy nhàm chán. Khi họ đã cảm thấy nhàm chán thì việc tiếp thu thông tin sẽ không được tốt, thông điệp bạn đưa ra sẽ không gây được sự chú ý và có tác động mạnh tới người nghe. Điều bạn nên làm là thỉnh thoảng nên điều chỉnh giọng điệu của mình, lúc lên cao, lúc xuống thấp. Các diễn giả nổi tiếng trên thế giới đều đồng tình một quan điểm rằng: tạo cao trào trước và kết thúc bằng việc đưa ra luận điểm quan trọng ở một tông giọng thấp sẽ tạo được hiệu ứng rất rõ rệt. Phan Quốc Việt là một người biến đổi thanh âm của giọng nói rất tốt, ông thường tạo được cho người nghe sự mới mẻ qua việc biến đổi giọng nói cao, trầm thường xuyên và hợp lý. Diễn giả Quách Tuấn Khanh cũng rất thành công trong việc sử lý giọng điệu. Để đưa ra luận điểm “chúng ta nên biết ơn cuộc sống” ông làm như sau.
Ông hỏi: “Hôm nay các anh chị đến dự buổi hội thảo của tôi các anh chị mất mấy triệu”. Một vài khán giả trả lời.
Quách Tuấn Khanh: “Các anh chị biết có bao nhiêu người mơ được đến dự buổi hội thảo này mà không thể đến dự được như các anh chị không?”
(im lặng)
(hỏi thêm 2 câu hỏi nữa)
Quách Tuấn Khanh: “Chúng ta có rất nhiều thứ nhưng chúng ta lại thường chê những gì chúng ta đang có”.
(Cao giọng)
Quách Tuấn Khanh: “Chúng ta cứ nhìn sang người khác mà nói rằng: Tôi muốn có cái người đó có mà không biết quý trọng những gì mình đang có. Và chúng ta sẽ không bao giò có được những thứ mà chúng ta đáng lẽ phải có.”
(Hạ thấp giọng)
Quách Tuấn Khanh: “Bởi vì chúng ta không biết biết ơn cuộc sống, không biết biết ơn cuộc đời này, không biết biết ơn vũ trụ”.
Để điều khiển được giọng điệu của mình một cách hiệu quả thì cách tốt nhất mà các bạn có thể áp dụng đó là đọc sách thành tiếng. Hãy đọc cuốn sách của bạn ở những tông giọng khác nhau, lúc lên cao, lúc xuống thấp, ban đầu việc này khiến bạn dễ hụt hơi nhưng lâu dần bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn. Dành 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể khả năng biến chuyển giọng nói của mình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét