Người ta chỉ làm những gì họ muốn
Đỉnh cao của nghệ thuật thuyết phục là người bị thuyết phục không hề biết mình đã bị thuyết phục, thậm chí còn cảm ơn ngược lại người thuyết phục mình.
Câu chuyện diễn ra trong một buổi học về Động viên tinh thần (Motivation) trong chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh (DBA) của Đại học NorthCentral Mỹ (NCU) tại Việt Nam. Sau khi giới thiệu một loạt các yếu tố có thể khích lệ con người như tiền bạc, danh vọng, tình yêu, mối đe dọa, nỗi sợ hãi..., Giáo sư Harry Bury đặt ra một câu hỏi làm mọi người... chưng hửng: Bạn có nghĩ rằng mình tạo động lực cho người khác được không? Vậy tất cả những yếu tố kể trên dùng để làm gì nhỉ, hầu hết đều suy nghĩ như vậy và câu trả lời đa số đưa ra là "Được".
Giáo sư Bury "thách thức": Ai có thể tạo động lực (motivate) cho tôi ngồi xuống chiếc ghế này? Hàng loạt sáng kiến được đưa ra: ông nên ngồi đi vì sức khỏe của mình, nếu ông ngồi tôi sẽ hôn ông (từ một nữ học viên), một chầu nhậu “thả dàn” (từ một nam học viên)... Ông giáo sư già vẫn mỉm cười mà ... đứng, thế là có người đổi hướng hăm... đánh, đe dọa các kiểu đến mức ông giáo sư lên tiếng: "Nếu anh dí súng vào đầu tôi, tôi sẽ ngồi để giữ lấy sinh mạng mình chứ không phải vì tôi muốn ngồi. Tôi chỉ thích thú ngồi xuống, hào hứng ngồi xuống, không bực bội hay phiền toái chi cả khi tôi muốn ngồi." Chúng ta chỉ có thể ảnh hưởng (influence) lên người khác, tác động lên nguồn động viên bên trong của con người, thật sự chúng ta không thể động viên ai được cả. Người ta chỉ làm những gì họ muốn mà thôi!
Trong cuộc sống, ta thường có xu hướng ép người khác làm theo điều mình muốn, đôi khi lạm dụng cả quyền lực để thực hiện điều này. Bố mẹ bắt buộc con theo đuổi ngành học mà ông bà nghĩ là có lợi cho con, hoặc ra lệnh cho con phải làm nhiều điều theo ý mình. Cho dù đó là những điều hoàn toàn tốt đẹp và có lợi cho đứa con, nhưng việc “bị ép buộc” không hề làm cho đứa con cảm thấy vui vẻ, hoặc nỗ lực hết mình khi “phải nghe theo lời ba mẹ”.
Đây cũng là điều mà nhiều lãnh đạo hay quản lý doanh nghiệp ít lưu tâm: người nhân viên chỉ làm tốt và đặt tâm huyết vào những việc họ thích làm và có lợi ích liên quan đến bản thân. Ít khi lãnh đạo giành thời gian để giải thích rõ, phác họa lộ trình hay lợi ích rõ ràng để nhân viên nhìn thấy mình trong công việc và những gì họ sẽ gặt hái khi công việc đạt kết quả tốt. Vì vậy, người nhân viên chỉ làm việc để "giữ ghế, kiếm lương, sợ bị mất việc..." mà hiếm khi làm việc và mong hoàn thành công việc "vượt cả mong đợi" vì họ thật sự yêu thích công việc họ đang làm.
Đỉnh cao của nghệ thuật thuyết phục là người bị thuyết phục không hề biết mình đã bị thuyết phục, thậm chí còn cảm ơn ngược lại người thuyết phục mình vì đã hướng cho họ đến niềm vui, chân lý, lẽ sống mới. Nhưng có mấy ai giành thời gian, nhẫn nại để cùng ngồi chung với con cái và giải thích cặn kẽ, thậm chí làm thử cho con xem để lôi cuốn sự yêu thích của con. Có bao nhiêu lãnh đạo doanh nghiệp giành thời gian để thật tâm chỉ ra niềm vui xâu xa, lợi ích thiết thực trong công việc mà họ giao phó, hoặc chỉ đạo nhân viên. Vì vậy, chúng ta thường chỉ có những nhân viên “làm hết giờ, làm hết lương, làm hết việc vì trách nhiệm” chứ ít khi có nhân viên "làm việc hết mình" vì niềm vui và tình yêu công việc.
Giáo sư Bury "thách thức": Ai có thể tạo động lực (motivate) cho tôi ngồi xuống chiếc ghế này? Hàng loạt sáng kiến được đưa ra: ông nên ngồi đi vì sức khỏe của mình, nếu ông ngồi tôi sẽ hôn ông (từ một nữ học viên), một chầu nhậu “thả dàn” (từ một nam học viên)... Ông giáo sư già vẫn mỉm cười mà ... đứng, thế là có người đổi hướng hăm... đánh, đe dọa các kiểu đến mức ông giáo sư lên tiếng: "Nếu anh dí súng vào đầu tôi, tôi sẽ ngồi để giữ lấy sinh mạng mình chứ không phải vì tôi muốn ngồi. Tôi chỉ thích thú ngồi xuống, hào hứng ngồi xuống, không bực bội hay phiền toái chi cả khi tôi muốn ngồi." Chúng ta chỉ có thể ảnh hưởng (influence) lên người khác, tác động lên nguồn động viên bên trong của con người, thật sự chúng ta không thể động viên ai được cả. Người ta chỉ làm những gì họ muốn mà thôi!
Trong cuộc sống, ta thường có xu hướng ép người khác làm theo điều mình muốn, đôi khi lạm dụng cả quyền lực để thực hiện điều này. Bố mẹ bắt buộc con theo đuổi ngành học mà ông bà nghĩ là có lợi cho con, hoặc ra lệnh cho con phải làm nhiều điều theo ý mình. Cho dù đó là những điều hoàn toàn tốt đẹp và có lợi cho đứa con, nhưng việc “bị ép buộc” không hề làm cho đứa con cảm thấy vui vẻ, hoặc nỗ lực hết mình khi “phải nghe theo lời ba mẹ”.
Đây cũng là điều mà nhiều lãnh đạo hay quản lý doanh nghiệp ít lưu tâm: người nhân viên chỉ làm tốt và đặt tâm huyết vào những việc họ thích làm và có lợi ích liên quan đến bản thân. Ít khi lãnh đạo giành thời gian để giải thích rõ, phác họa lộ trình hay lợi ích rõ ràng để nhân viên nhìn thấy mình trong công việc và những gì họ sẽ gặt hái khi công việc đạt kết quả tốt. Vì vậy, người nhân viên chỉ làm việc để "giữ ghế, kiếm lương, sợ bị mất việc..." mà hiếm khi làm việc và mong hoàn thành công việc "vượt cả mong đợi" vì họ thật sự yêu thích công việc họ đang làm.
Đỉnh cao của nghệ thuật thuyết phục là người bị thuyết phục không hề biết mình đã bị thuyết phục, thậm chí còn cảm ơn ngược lại người thuyết phục mình vì đã hướng cho họ đến niềm vui, chân lý, lẽ sống mới. Nhưng có mấy ai giành thời gian, nhẫn nại để cùng ngồi chung với con cái và giải thích cặn kẽ, thậm chí làm thử cho con xem để lôi cuốn sự yêu thích của con. Có bao nhiêu lãnh đạo doanh nghiệp giành thời gian để thật tâm chỉ ra niềm vui xâu xa, lợi ích thiết thực trong công việc mà họ giao phó, hoặc chỉ đạo nhân viên. Vì vậy, chúng ta thường chỉ có những nhân viên “làm hết giờ, làm hết lương, làm hết việc vì trách nhiệm” chứ ít khi có nhân viên "làm việc hết mình" vì niềm vui và tình yêu công việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét