MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY TRINH NGUYÊN

THẾ GIỚI NHẬN BIẾT VỀ A.G.E

Ngày Quốc tế nhận biết về chỉ số A.G.E: 21-06

CHIẾN LƯỢC TruAGE

Chiến lược tăng thu nhập 1000$/Tháng.

A.G.E CỦA BẠN LÀ GÌ?

Tìm hiểu về chỉ số A.G.E của bạn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM CHỈ SỐ A.G.E CỦA CƠ THỂ?

Giải pháp Thrive Max là giải pháp tối ưu cho việc giảm chỉ số A.G.E.

ĐO CHỈ SỐ A.G.E

Hãy đăng ký để được đo A.G.E miễn phí.

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

TẠI SAO BẠN CHƯA GIÀU???? ~ HUỲNH NGỌC THOẠI

TẠI SAO BẠN CHƯA GIÀU???? ~ HUỲNH NGỌC THOẠI: Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao nhiều người không trở nên giàu có?”. Ở một nước như nước Mỹ với các cơ hội chúng tôi có, tại sao lại có quá ít người lúc về hưu có được tiền bạc sung túc? Cuối cùng tôi (Brian Tracy) mới tìm được câu trả lời. Sau đây là 5 lý do tại sao người ta không trở nên giàu có.

TẠI SAO BẠN CHƯA GIÀU????

Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao nhiều người không trở nên giàu có?”. Ở một nước như nước Mỹ với các cơ hội chúng tôi có, tại sao lại có quá ít người lúc về hưu có được tiền bạc sung túc? Cuối cùng tôi (Brian Tracy) mới tìm được câu trả lời. Sau đây là 5 lý do tại sao người ta không trở nên giàu có.

Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao nhiều người không trở nên giàu có?”. 
1. Nơi xuất thân?
Trước hết, lý do hàng đầu là sự giàu có chưa bao giờ nảy sinh trong đầu họ. Một người bình thường lớn lên trong một gia đình mà người ấy chưa hề gặp hoặc quen biết một người nào giàu có, người ấy chỉ biết đi học và quan hệ xã hội với những người bình thường khác. Rồi cùng làm việc với những người chẳng giàu có gì và chơi chung với những người bình thường như người ấy thì người ấy sẽ chẳng sao có được thần tượng về sự giàu có. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn trong suốt giai đoạn ban đầu cuộc đời mình cho tới lúc 20 tuổi, bạn có thể lớn lên và trở thành một người hoàn toàn trưởng thành trong xã hội mà khát vọng làm giàu chưa lần nào lóe lên trong ý nghĩ của bạn; thì khả năng có thể trở nên giàu có đối với bạn cũng như với bất cứ ai sẽ ít có thể xảy ra.
Đây là lý do tại sao những người lớn lên trong gia đình cha mẹ giàu có sẽ có nhiều khả năng trở nên giàu khi ở tuổi trưởng thành hơn những trẻ lớn lên trong các gia đình cha mẹ không giàu có. Sự thành đạt, giàu có là một phần thế giới quan của trẻ trong gia đình cha mẹ giàu có.
Bởi vậy lý do đầu tiên tại sao người ta không trở nên giàu có là vì khát vọng đó chưa bao giờ lóe lên trong suy nghĩ của họ. Và tất nhiên, nếu họ chưa bao giờ nảy ra ý nghĩa đó, thì họ sẽ không bao giờ thực hiện bất kỳ bước đi cần thiết nào để điều đó trở thành hiện thực.
2. Đưa ra quyết định!
Một lý do khác cũng làm cho người ta không trở nên giàu có là họ chưa bao giờ quyết định thực hiện khát vọng làm giàu. Dù cho một người đọc một cuốn sách chỉ cách là giàu, tham dự một cuộc hội thảo kinh doanh hoặc cộng tác với những người thành công về mặt tài chính, nhưng sẽ chẳng có gì thay đổi cho đến lúc nào người ấy đưa ra quyết định để thực hiện một việc nào khác. Dù khát vọng làm giàu lóe lên trong ý nghĩ là có thể trở thành giàu nếu người ấy chỉ cần nhất định làm việc gì đó theo một cách của riêng mình, nhưng lại không quyết định thực hiện bước đi đầu tiên thì cuối cùng người ấy vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu bạn liên tục làm việc gì bạn luôn luôn làm, thì bạn sẽ liên tục có được thứ bạn luôn có.
Lý do chủ yếu không đạt được thành công như mong đợi và bị thất bại là phần lớn người ta không đưa ra quyết định để thực hiện đến thành công. Họ chẳng bao giờ quyết định dứt khoát hoặc cầm chắc mình sẽ trở thành giàu có. Họ chỉ dự định, có ý định và hy vọng rồi đây họ sẽ trở nên giàu có. Họ ước mong, hy vọng và cầu trời cho mình làm được nhiều tiền, nhưng chưa bao giờ họ quyết định “Tôi sẽ làm giàu!”. Quyết định này là bước đi đầu tiên quan trọng để trở thành người có tiền bạc sung túc.
Tại sao nhiều người không giàu cóSự chần chừ có thể ngăn cản người ta trở thành giàu có. Ảnh: internet
3. Có lẽ để đến ngày mai
Sự chần chừ có thể ngăn cản người ta trở thành giàu có. Người ta luôn luôn có đủ lý do để không bắt đầu thực hiện những điều họ biết cần phải làm để có được tiền bạc sung túc. Họ luôn luôn nghĩ là thời điểm chưa đúng lúc hoặc thời cơ chưa chín muồi.
Các điều kiện làm ăn trong ngành kinh doanh của họ chưa tin cậy được hoặc chưa chắc đã tốt lắm. Thị trường không đúng như ý muốn. Họ có thể gặp rủi ro hoặc chẳng có gì bảo đảm. Có lẽ phải để đến năm sau.
Dường như luôn luôn có lý do để chần chừ. Do đó họ tiếp tục thoái thác thực hiện, cứ hết tháng này tới tháng khác, rồi năm tháng trôi qua cho đến khi điều đó đã quá muộn.
Dù nó đã loé lên trong ý nghĩa của người ấy là mình có thể trở thành giàu có và đã quyết định thay đổi, nhưng sự trì hoãn sẽ đẩy tất cả kế hoạch của người ấy vào tương lai bất định. Sự chần chừ là kẻ trộm thời gian và cuộc sống.
4. Cái giá phải trả
Điều mà các nhà kinh tế học muốn nói đến là không nhịn nổi các đòi hỏi thoả mãn là một lý do khác làm người ta khi về hưu lâm vào cảnh túng thiếu. Phần đông người ta không thể cưỡng lại việc chi tiêu một đồng xu họ kiếm được và bất cứ những gì họ có thể vay mượn hoặc mua thiếu. Nếu bạn không nhịn được các đòi hỏi thoả mãn và buộc mình phải cố nhịn chi tiêu mọi khoản bạn kiếm được, bạn không thể trở thành giàu có. Nếu bạn không có thói quen căn cơ trong cuộc sống thì bạn sẽ không thể đạt tới chỗ tiền bạc sung túc. Như W. Clement Stone, người sáng lập Công Ty Bảo Hiểm Tổng Hợp của Mỹ và là một trong những người giàu có nhất thế giới, nói “Nếu bạn không tiết kiệm được tiền bạc, thì bạn không có được mầm mống của sự giàu có trong người”.
Tại sao nhiều người không giàu cóLàm giàu cần có tầm nhìn xa trông rộng. Ảnh: internet
5. Nhìn xa trông rộng
Lý do cuối cùng làm người ta lâm vào cảnh nghèo túng khi thôi việc, có lẽ cũng không kém quan trọng hơn tất cả các lý do vừa nói đến. Đó là thiếu khả năng nhìn xa trông rộng. Một cuộc nghiên cứu kéo dài trong thập niên 1950 và được xuất bản thành sách năm 1964 với tên là Thành Phố Không Phải Thiên Đường, tiến sĩ Edward Banfield thuộc trường đại học Harward đã nghiên cứu những lý do về khả năng biến đổi kinh tế xã hội nhanh chóng ở Hoa Kỳ. Ông muốn biết bạn có thể tiên đoán xem một cá nhận hoặc một gia đình sẽ thăng tiến đến một hoặc nhiều nhóm giai cấp kinh tế xã hội như thế nào và liệu họ có giàu có hơn ở thế hệ kế tiếp so với thế hệ hiện tại của họ hay không.
Banfield đã nghiên cứu và so sánh các kết quả ông phát hiện được dựa vào tài liệu giải thích phổ biến nhất về sự thành công kinh tế ở Hoa Kỳ và ở các nước khác. Điều đó có phải do trình độ học vấn không? Không phải vậy, thực ra nhiều người có trình độ học vấn khá lại không mấy thành đạt về kinh tế. Có phải là khả năng trí tuệ không? Không phải. Có nhiều người rất thông minh nhưng lại nghèo và kiếm sống không được. Có phải họ xuất thân từ gia đình khá giả không? Không phải. Nhiều người được sinh ra từ gia đình giàu có nhưng khi trưởng thành lại nghèo, trong khi nhiều người học hành không tới đâu lại trở nên thành công. Có phải họ có thế lực trong xã hội không? Có phải họ sống ở một nước có nền công nghiệp phát triển không? Có phải họ may mắn không? Những nhân tố nào có thể tiên đoán chắc chắn vào thời gian nào đó một người sẽ thăng tiến về mặt kinh tế?
Cuộc nghiên cứu của Banfield đưa ông đi đến chỉ một nhân tố mà ông có thể kết luận chính xác về khả năng dự đoán sẽ thành công ở Hoa Kỳ hơn bất cứ nhân tố nào khác là biết nhìn xa trông rộng, cụ thể là “Khoảng thời gian bạn nhận định cho kế hoạch hoạt động hàng ngày và các quyết định quan trọng trong cuộc đời.” Khả năng nhìn xa trông rộng muốn nói đến kế hoạch cho tương lai bạn đề ra ở chừng mực nào khi quyết định hiện tại bạn sẽ làm gì và chưa làm gì.
Khả năng biết nhìn xa trông rộng là một chuẩn đánh giá thực chất về tầng lớp xã hội. Một gia đình giàu có hoặc được học hành đến nơi đến chốn sẽ có lợi thế, nhưng cuối cùng tầm suy nghĩ của bạn và việc bạn đặt ra kế hoạch cho tương lai để bắt tay vào công việc hằng ngày trong cuộc đời của bạn sẽ xác định sự nghiệp và thanh thế của mình.
Người có sự nghiệp trung bình biết nhìn xa khoảng 10, 15 hoặc 20 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. Người lao động chân tay bình thường biết nhìn xa độ 2 kỳ lãnh lương. Người bị bỏ rơi, người nghiện ngập ma túy, thất vọng hoặc người nghiện rượu nằm ở phần đáy của biểu đồ xã hội hình kim tự tháp, họ chỉ biết nhìn xa đến hàng giờ hoặc thậm chí hàng phút. Địa vị và phương hướng cuộc đời của mỗi người từ giới thượng lưu cho tới hạ lưu trong xã hội được xác định bởi khả năng nhìn xa trông rộng của họ.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

20 BÍ QUYẾT BÁN HÀNG TUYỆT ĐỈNH


HUỲNH NGỌC THOAI
Làm thể nào để sản phẩm của tôi nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh? Tôi phải giải quyết các khiếu nại của khách hàng ra sao? Tôi nên cư xử thế nào để có được các đơn đặt hàng?… Dưới đây là 25 bí quyết mà các doanh nghiệp luôn nằm lòng khi muốn bán sản phẩm. 
Bán lợi ích, chứ không bán đặc điểm. Sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là hướng sự tập trung vào đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ. Thay vì làm như vậy, bạn hãy chú ý đến lợi ích của sản phẩm/dịch vụ và nhấn mạnh những tác dụng, hiệu quả của chúng. Hãy luôn tập trung vào những ích lợi mà sản phẩm tạo ra cho các khách hàng của bạn. 

Bán cho những người có vẻ như sẽ mua sản phẩm của bạn. Khách hàng tiềm năng là những người rất quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ cũng là những người có quyết định mua sắm rất nhanh chóng. Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán cho những người chưa từng mua một chiếc máy photocopy, mà hãy bán cho những người đã sở hữu một chiếc máy, hay những người mà bạn biết chắc rằng họ đang rất quan tâm tới việc mua cho mình một chiếc máy. Hãy cho họ thấy sản phẩm của bạn nổi trội như thế nào. 

Khác biệt hoá sản phẩm của bạn. Tại sao các khách hàng lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn chứ không phải là của các đối thủ cạnh tranh? Mọi người không thích phá bỏ sự quen thuộc và tiện nghi thường ngày của mình để thử một cái gì đó mới mẻ. Vì vậy, hãy đưa ra cho các khách hàng ba lý do thích hợp để dùng thử sản phẩm của bạn, ví dụ, sản phẩm/dịch vụ của bạn có tốc độ cao hơn, giá thành rẻ hơn và có chất lượng cao hơn. 
Huỳnh Ngọc Thoại
Trực tiếp gặp khách hàng. Việc tiêu phí tiền bạc cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là một trong những cách thức ít hiệu quả nhất đối với những công ty mới khởi sự kinh doanh. Không có con đường tắt nào để tiếp cận với khách hàng tốt hơn việc bạn trực tiếp mặt đối mặt với các khách hàng của mình - hoặc ít nhất là nói chuyện qua điện thoại. 

Tập trung vào công việc bán hàng thứ cấp. Gần 85% doanh thu bán hàng được tạo ra từ hoạt động giao tiếp và qua lời nói. Đó là kết quả của việc một ai đó khuyên bạn bè, người thân của họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, do đó bạn hãy tập trung vào việc thiết lập nhiều mối quan hệ và để những người quen giới thiệu người quen của họ với bạn. 

Xây dựng các mối quan hệ. Trước khi bắt đầu thảo luận về công việc mua sắm, hãy xây dựng những mối quan hệ gần gũi với các khách hàng tiềm năng. Muốn vậy, bạn cần tìm hiểu xem giữa bạn và khách hàng có điểm chung nào hay không. Công ty của khách hàng có xuất hiện trên các trang tin tức gần đây hay không. Hãy đào sâu một chút vào công việc kinh doanh và cá nhân khách hàng để bạn có thể tạo dựng nên những mối quan hệ chân thật. 

Đặt các câu hỏi mở. Bạn không nên đưa ra các câu hỏi mà câu trả lời sẽ là “có” hay “không”, mà hãy thảo luận nhiều hơn về chi phí, giá cả, thủ tục và các yếu tố kỹ thuật khác với khách hàng. Bạn cần đặt những câu hỏi sao cho câu trả lời sẽ hé mở động cơ mua sắm của khách hàng, những vấn đề còn băn khoăn hay khúc mắc của khách hàng, đặc biệt là quá trình ra quyết định mua sắm của họ. 

Thăm dò kỹ hơn. Khi khách hàng nói với bạn về nhu cầu của họ, đừng ngay lập tức giới thiệu sản phẩm của mình mà hãy dò hỏi sâu hơn những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm đó. 

Học lắng nghe. Những nhân viên bán hàng nói liên hồi trong suốt thời gian tiếp xúc với khách hàng về sản phẩm thường chỉ làm cho khách hàng chán nản và bỏ đi. Bạn nên lắng nghe khách hàng ít nhất trong một nửa thời gian trò chuyện. Bạn có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình bằng việc ghi chép, quan sát cử chỉ, thái độ của khách hàng, không vội vàng sớm kết luận và hãy tập trung vào những gì khách hàng đang nói. 

Những công việc hậu mãi. Hãy viết một tấm thiệp cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi họ mua sắm để đảm bảo rằng khách hàng thực sự được thoả mãn với sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng duy trì mối liên hệ thường xuyên trong tương lai. 

Soạn thảo sẵn một khẩu hiệu bán hàng và những lời giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Luôn sử dụng những lời giới thiệu bán hàng đã được soạn thảo sẵn, xây dựng những câu hỏi cần thiết để thăm dò phản ứng và nhu cầu của khách hàng. 

Ghi chép những khiếu nại, phàn nàn. Hãy để cho các khách hàng thấy bạn thực sự lắng nghe những gì họ nói bằng việc ghi chép lại những vướng mắc của họ. Theo cách này, bạn có thể trả lời rành mạch tất cả những phàn nàn của khách hàng bằng việc cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại cho họ những lợi ích gì. 

Khuyến khích mua thử lần đầu. Hãy đưa ra cho khách hàng một điều gì đó thiết yếu làm cho họ quan tâm đến sản phẩm. Nếu thích, họ sẽ nhanh chóng ra quyết định ngay, thay vì lưỡng lự vài ngày hay hoãn lại quyết định mua sắm vô thời hạn. Những khuyến khích mua sắm lần đầu có thể là: “Giảm giá 10% nếu bạn mua ngay hôm nay”, hay “Nếu mua ngay lúc này, bạn sẽ nhận được một giờ tư vấn miễn phí”. 

Đưa ra lời bảo đảm chắc chắn. Hãy để cho khách hàng biết rằng sự thoả mãn của họ luôn được đảm bảo. Đừng nói kiểu “sản phẩm chỉ được bảo đảm trong vòng 30 ngày” mà hãy nói “Chúng tôi sẽ chỉnh sửa lại cho bạn với chi phí của công ty”. 

Kết thúc với hai lựa chọn. Thay vì hỏi: “Quý vị thấy thế nào?”, hãy hỏi: “Quý vị định mua một cái hay một đôi?” 

Sử dụng lời chứng nhận xác thực. Mọi người có thể không tin rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ làm được những điều mà bạn nói. Vì thế, bạn hãy sử dụng những chứng nhận xác thực về việc các khách hàng hiện tại hay quá khứ tán dương, khen ngợi bạn và công ty bạn như thế nào. Những chứng nhận này nên được viết thành văn bản bằng chính chữ viết của khách hàng, được trình bày trong ngoặc kép. Chúng có thể được sử dụng trong các lá thư chào hàng, bản giới thiệu sản phẩm và trong các quảng cáo. 

Sử dụng câu hỏi. Một cách thức tuyệt vời để cam kết với khách hàng của bạn là đặt những câu hỏi ngay trên tiêu đề của các văn bản giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và tài liệu bán hàng khác. “Mọi cửa hàng rửa xe đều biết 7 bí quyết thành công trong kinh doanh. Liệu bạn có biết không?”, hay “Tại sao các hãng cung cấp chảo vệ tinh lại không nói ra sự thật này?”. 

Biết rõ về khách hàng và về công việc của họ. Hiểu khách hàng giúp bạn biết rõ họ muốn gì, họ cần gì, họ có sẵn sàng mua sản phẩm của bạn không?... Hiểu khách hàng cũng giúp bạn dễ lấy lòng họ hơn. 

Ghi chép. Đừng ỷ lại vào trí nhớ của bạn. Hãy hỏi khách hàng xem trong thời gian thảo luận giữa hai bên, việc ghi chép có tiện lợi không. Hãy ghi chép lại những điểm quan trọng mà bạn có thể đề cập sau trong thời gian nói chuyện. 


Đề nghị khách hàng cho biết ý kiến phản hồi. Nếu ý kiến đó không mấy tích cực, hãy vui vẻ chấp nhận nó và rút kinh nghiệm sửa chữa, có ý thức khắc phục sai sót. Đừng nói “Làm gì có chuyện đó”, “Vô lý, sản phẩm của tôi tốt lắm mà”,… Nếu khách hàng tỏ ý không muốn quay lại công ty của bạn lần thứ hai, hãy vui vẻ nói cho họ biết những dự định, sản phẩm mới rất hấp dẫn của công ty mình, và mong họ suy nghĩ lại.

LÀM GÌ ĐỂ THÀNH CÔNG?


Tài năng không phải là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của bạn khi khởi nghiệp.
Có rất nhiều người tài năng, nhưng không phải tất cả những người tài năng đều thành công, thậm chí nhiều người trong số họ đã thất bại.
Khởi nghiệp là con đường khó nhằn. Khi mọi việc trở nên quá rối rắm, hãy quay trở lại với những nguyên tắc cơ bản. Sau đây là một trong số những điều khá đơn giản, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu và làm được.
Khoi-nghiep-5613-1399968554.jpg
 
Đúng giờ
Lần cuối bạn trễ giờ là khi nào? Cách đây một năm hay mới ngày hôm qua?
Tôi từng tham gia một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, theo mô hình Mentor – Mentee, các Start-up (người khởi nghiệp) sẽ được cố vấn bởi những doanh nhân dày dạn kinh nghiệm hơn. Nhưng điều khiến tôi trăn trở (mà lại không mấy ngạc nhiên) là ở buổi kết nối, gần như toàn bộ các Mentor (người cố vấn) đều có mặt đúng giờ, còn hơn một nửa các Start-up lại đi trễ.
Tôi đã tự hỏi có chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy? Các Start-up bận rộn hơn cả Mentor và họ bận rộn đến nỗi không thể có mặt đúng giờ?
Ngày xưa khi  khởi nghiệp, cứ mỗi phút tôi sử dụng của người cố vấn, tôi đã phải chuẩn bị 10 phút trước đó để có đầy đủ những thông tin, số liệu, kế hoạch, giải pháp đề xuất. Công thức ở đây là: Thời gian bạn chuẩn bị cho cuộc gặp = Thời gian của cố vấn dành cho bạn  x 10 lần. Và hẳn nhiên, tôi hiểu rằng thời gian đó thay vì dùng để kiếm tiền, những cố vấn đã dành cho tôi vì họ muốn đóng góp tạo ra giá trị cho xã hội, tôi cần phải tôn trọng điều đó.
Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng: “Đi trễ chỉ là một chuyện nhỏ, tôi vẫn là người tốt”, thế nhưng nếu cứ tiếp tục giữ nguyên cách hành xử như vậy, uy tín của bạn sẽ bị tổn thất, “một lần thất tín vạn lần bất tin”, ai sẽ dám làm ăn với những người kém uy tín đây? Ai sẽ muốn giúp đỡ những người đã tự hạ thấp giá trị của họ và không tôn trọng người khác?
Kiên trì
Một anh chàng nọ nhảy vào kinh doanh nước uống soda, anh ta lập công ty và đặt tên sản phẩm của mình là 1UP. Thất bại! Anh ta bắt đầu lại và đặt tên là 2UP. Lại phá sản! Anh ta không từ bỏ, tiếp tục với cái tên 3UP. Tiếp tục thất bại! Lần này là 4UP, rồi 5UP và 6UP. Vẫn thất bại!
Bằng nghị lực của mình, anh ta dấn thân một lần nữa với tên gọi 7UP. Và ngày hôm nay chúng ta có loại nước ngọt 7UP bán trên toàn thế giới.
7UP thành công rực rỡ sau 6 lần thất bại. Thế còn những người khác khởi nghiệp bao nhiêu lần thì thành công?
3 lần: Steven Spielberg (đạo diễn phim Công viên khủng long, 3 lần đoạt giải Oscar) bị trường Đại học Southern California từ chối. Sau đó, ông bỏ học và trở thành đạo diễn lừng danh thế giới.
25 lần: Trước khi được xuất bản và thành công vang dội, quyển sách The 4 Hour Work Week của Tim Ferris bị các nhà xuất bản từ chối.
400 lần: Các công ty của Richard Branson thất bại trước khi ông thành lập đế chế Vigin Galactic.
1.009 lần: Colonel Sanders – người sáng lập ra KFC bị từ chối khi ông chào bán công thức gà rán.
1.500 lần: Sylvester Stallone bị từ chối khi ông chào bán kịch bản bộ phim Rocky.
5.126 lần: James Dyson bị thất bại khi tạo ra máy hút bụi đầu tiên.
10.000 lần: Thomas Edison bị thất bại khi tạo ra bóng đèn điện đầu tiên.
Đặc điểm chung của tất cả những doanh nhân khởi nghiệp thành công: Không bao giờ phản bội lại giấc mơ của mình.
Nỗ lực
Malcolm Gladwell – tác giả cuốn sách “Những kẻ xuất chúng” chia sẻ về “Quy tắc 10.000 giờ”, theo đó bất kỳ một ai đã trở thành vĩ nhân đều đã từng đầu tư 10.000 giờ trong cuộc đời của mình để tập trung rèn luyện chuyên sâu về phương diện mà sau này họ sẽ được đánh giá là một chuyên gia ở đẳng cấp thế giới. Điều đó đúng với cả Bill Gates, những nhà sáng lập Google, cho đến The Beatles, Beethoven, hay Mozart…
Bạn đã sử dụng 10.000 giờ cho việc gì? Việc sử dụng 10,000 giờ vào đúng vòng tròn lợi thế cạnh tranh của bạn cũng là điều hết sức quan trọng. Cho dù bạn có tố chất của tài năng, nhưng nếu không được trui rèn, tài năng cũng trở nên vô nghĩa. Sự nỗ lực sẽ chấp cánh cho tài năng của bạn.
Bill Gates nỗ lực đến 18 tiếng một ngày khi ông khởi nghiệp. Ngày hôm nay sau khi đã thay đổi thế giới lần thứ 1 với Microsoft, ông vẫn tiếp tục nỗ lực như vậy với một sứ mệnh khác: Thay đổi thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn với các hoạt động xã hội và từ thiện.
Bill Gates được đánh giá là một thiên tài, nhưng ông đã, đang, và sẽ nỗ lực mỗi ngày. Còn bạn thì sao? Nếu như tài năng của bạn không bằng Bill Gates, mà bạn còn không chịu nỗ lực bằng ông ấy, thì sự chênh lệch vị trí giữa bạn và Bill Gates ngày hôm nay có gì là không hợp lý? Và liệu ông trời có gì bất công với bạn hay không?

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

9 ĐIỀU MÀ CÁC NÀNG YÊU!!!

1. Nói “Anh yêu em”
 
fr

Nói "Anh yêu em" là một trong những việc phụ nữ mong muốn người đàn ông của họ thực hiện mỗi ngày. Đối với họ, việc người đàn ông nói câu này là một cử chỉ vô cùng lãng mạn, thể hiện tình cảm của đấng mày râu.

2. Sự bất ngờ
vf

Phụ nữ luôn thích sự bất ngờ. Lãng mạn một phần cũng được tạo nên từ những điều bất ngờ trong cuộc sống. Do đó, sự lãng mạn không bao giờ giống nhau ở tất cả các hoàn cảnh, tình huống, thời gian...

Cánh đàn ông có thể tạo những cuộc thăm viếng bất ngờ dành cho nàng hoặc một kế hoạch cho ngày cuối tuần hoàn hảo, một ngày Valentine đặc biệt… Những hành động này sẽ khiến nàng cảm thấy thú vị, sung sướng vì sự làm mới bất ngờ từ bạn.

3. Chia sẻ nhiều hơn

Đối với phụ nữ, việc bạn chia sẻ những suy nghĩ, lo lắng cho họ cũng khiến họ cảm thấy lãng mạn và hạnh phúc. Họ sẽ không còn hoài nghi rằng bạn không dành nhiều thời gian cho họ hay bạn đang có cô gái khác. Chỉ cần chia sẻ, họ mới thấy mối quan hệ này gắn bó và ổn thỏa.

4. Tặng hoa và những món quà nhỏ

Hầu như tất cả các cô gái đều thích nhận được hoa và những món quà nhỏ, đặc biệt là từ những người quan trọng của họ. Tặng hoa là hành động lãng mạn biểu hiện tình yêu của một người dành cho một người. Nhất là khi bó hoa ấy kèm với những lời ghi chú ngọt ngào thì các nàng sẽ cảm thấy vô cùng xúc động và hạnh phúc.

5. Những tin nhắn dễ thương
fr

Việc làm này có vẻ khá đơn giản nhưng lại là một việc làm lãng mạn khiến phái nữ có cảm giác hạnh phúc suốt một ngày dài.Đặc biệt là họ nhận được tin nhắn trước khi chìm vào giấc ngủ hay khi vừa tỉnh giấc trước ánh nắng bình minh.

6. Sự ghen tuông vừa đủ


Các nàng luôn âm thầm mong muốn người mình yêu có một chút ghen tuông, nhưng chỉ ở mức ghen tuông vừa đủ chứ đừng trở thành người sở hữu quá độc đoán. Một sự ghen tuông vừa đủ sẽ khiến nàng đắm chìm trong tình yêu của bạn.

7. Những buổi tối lãng mạn
vf

Nhiều phụ nữ luôn tin và mong muốn rằng, nếu một người đàn ông yêu họ thật lòng thì họ sẽ có những buổi tối thật lãng mạn bên nhau. Điều này khiến nhiều phụ nữ cảm thấy tin tưởng hơn vào chàng trai họ đang hẹn hò.

Một buổi tối lãng mạn không nhất thiết phải quá xa xỉ, tốn kém, chỉ cần hai người bên cạnh nhau, cùng ăn món ăn yêu thích và đi dạo, chỉ thế thôi cũng đủ khiến nàng vô cùng thích thú.

8. Nấu ăn cho nàng

Một trong những hành động lãng mạn, hấp dẫn các cô gái nhất đó chính là được chàng nấu ăn cho họ. Và cho dù món ăn chàng nấu có thể không ngon, chàng vẫn còn khá vụng về song đó lại là điều con gái "bồ kết".

9. Trao nhẫn đính ước

Khi yêu, phụ nữ thường rất mong chờ người đàn ông của họ có thể nhanh chóng trao cho họ một chiếc nhẫn đính ước. Họ coi đó là lời hứa hẹn, là một cam kết ở người đàn ông họ đang yêu. Việc đàn ông trao cho họ nhẫn đính ước là một việc làm lãng mạn khiến các cô gái cảm thấy đặc biệt và giúp giảm bớt lo lắng của họ về người đàn ông đang gắn bó cũng như tin tưởng chàng hơn.

CÂU CHUYỆN CHO NHAU





Huỳnh Ngọc Thoại
Chiếc nạng gỗ khua từng tiếng nấc.
Gõ nhịp thương đau xuống mặt đường
Làm kinh doanh, làm nghề bán hàng, cứ nghĩ mình đã quá quen với những lời từ chối. Thế nhưng có những khi nó cũng làm mình nản lòng. Ví dụ như buổi sáng ngày hôm nay. Ngồi ở một quán cà phê sạch, quần áo thơm tho, chân vác chéo ngoẩy đăm chiêu nhìn ra phố, lâu lâu lật xem cuốn sổ ghi chép xem lịch hôm nay gặp ai, làm gì... Ừ thì cái vị cà phê đen ít đường mấy ngày cuối tháng không được ngon lắm vì doanh số . Tháng này lỡ mất mấy cái hợp đồng vì giá cả thị trường quá cạnh tranh mà đối thủ thì nhiều như nấm...Ngồi suy nghĩ xem tháng này lấy gì để thanh toán cho các khoản chi phí
Rồi bỗng nhiên, một người phụ nữ đi một chiếc Wave 3 bánh dừng phía trước, với đôi nạng. Chị khó khăn bước xuống, lê thê đến mời bàn kế bên mua vé số. Ôi, những cái lắc đầu lạnh lùng...tôi thoáng thấy chị buồn. Rồi cũng đến bàn tôi, đưa cho tôi sấp vé số với nụ cười đôn hậu. Trước giờ có trông chờ may rủi vào những tấm vé số đâu, cho tiền thì không được (đôi mắt này có một ý chí phi thường, cảm thấy cho tiền không phải là cách tốt)...nên mua ủng hộ chị rồi bỏ vào bóp. Chị cảm ơn rồi bước đi bằng đôi nạng xiu vẹo, với đôi chân tong teo lủng lẳng. Trên trán chị lấm tấm những giọt mồ hôi, nhưng khuôn mặt vẫn không quên cười...Bỏ chiếc xe 3 bánh lại đấy, cứ thế chị đi dài đến cuối phố mời mọc bằng đôi chân gỗ, cứ đi với những cái lắc đầu thầm lặng...Im lìm dõi theo từ phía sau...bạn biết không ? với tôi, đây là hình ảnh của một tinh thần bán hàng thật đáng để học hỏi...một chiến binh cuộc sống giữa đời thường.
Chợt thấy mình thật may mắn, nếu số phận buộc mình phải như thế thì liệu tôi có đủ nghị lực sống như con người này không ???...Liệu tôi có thể đi bán hàng bằng đôi nạng như thế ??? Quay lại một chút về quá khứ, ngày mới quyết định khởi nghiệp ở tuổi 22, tôi đâu nghĩ rằng nó khó khăn đến thế. Phá sản một lần rồi, mất hàng trăm triệu, phải bán nhà. Gần 5 năm trong cay đắng mới trả hết nợ. Giờ mới khởi nghiệp lại không thể lần này cũng thế...
Nhìn chị, tôi thương, nhưng lại trách mình nhiều hơn. Rươm rướm nước mắt, liệu có phải nghị lực của mình quá kém. Là người thích truyền cảm hứng cho người khác nhưng đôi khi tôi lại mất niềm tin vào chính mình. Là con người mà, có mấy ai ai là hoàn hảo cả đâu. Tôi muốn dùng ngọn lửa của chính mình để sưởi ấm cho trái tim của người khác và đôi cũng cần người khác có thể thắp cháy lại cuộc sống của mình để có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh. Chị và những cuộc đời đầy nghị lực như một tấm gương soi để tôi đối diện lại với bản thân. Và sáng nay, một động lực mạnh mẽ đã thức tỉnh...Nó khiến tôi tin hơn vào chính mình, tự tin hơn vào tương lai phía trước !!! Hãy luôn gieo niềm tin vào cuộc sống ! tưới tiêu chăm sóc nó bằng hy vọng rồi có ngày bạn sẽ gặt được hạnh phúc và thành công

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

LẮNG NGHE



Theo một số nghiên cứu thống kê, trung bình, một người thường chỉ sử dụng 25% khả năng lắng nghe người khác; nghĩa là có khá nhiều người vẫn còn nghe một cách thụ động.
Trong khi đó, lắng nghe là một kỹ năng tuyệt đối không thể thiếu trong mọi hành vi giao tiếp, nhất là trong giao tiếp bán hàng. Như thế, để trở thành một người bán hàng xuất sắc, bạn phải nỗ lực cải thiện khả năng lắng nghe của mình.

Ích lợi của việc lắng nghe?

Đây là ba bước cơ bản thường thấy nơi mọi cuộc bán hàng: a) Xác định nhu cầu của khách hàng, b) Nếu cần, tạo ra cho họ một nhu cầu, và c) Đáp ứng nhu cầu của họ.
Nếu không biết cách lắng nghe và lắng nghe cho thật tốt, làm sao bạn nắm được nhu cầu khách hàng? Nếu không thấu hiểu tâm lý khách hàng, làm sao bạn làm cho người ta thấy có nhu cầu phải mua dùng sản phẩm, dịch vụ của bạn?
Cho nên, lắng nghe luôn là kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn đủ sức đào sâu mức độ thấu hiểu của mình về khách hàng; để nhờ đó, bạn biết cách chinh phục họ, đáp ứng mọi nhu cầu của họ; và xa hơn, bạn sẽ dễ dàng khiến họ đặt niềm tin nơi bạn: một yếu tố cần thiết để họ trở thành khách hàng trung thành của bạn.

Điều gì cản trở chúng ta lắng nghe tốt?

Trở ngại thứ nhất là việc có rất nhiều người chưa thật sự thấy rõ tầm quan trọng của việc lắng nghe. Hoặc có khi ý thức rõ, nhưng họ không biết phải làm thế nào để cải thiện khả năng quan trọng này.
Trở ngại thứ hai là việc hầu hết người bán hàng đều nghĩ rằng bán hàng nghĩa là phải “rao,” phải nói nhiều, cho rằng nói nhiều thì sẽ thuyết phục được người khác mua hàng.
Trở ngại thứ ba là việc nhiều người bán hàng tỏ ra chủ quan, tưởng rằng mình có khả năng “đi guốc trong đầu” khách hàng, ngỡ rằng mình thực sự biết khách hàng muốn gì, cần gì, để rồi không thấy cần phải hỏi khách hàng điều gì, không cần phải lắng nghe nữa vì mình đã “biết tỏng” bụng dạ người ta rồi.
Trở ngại thứ tư là việc khoe khoang kiến thức: Đôi khi, vì nghĩ rằng càng tỏ ra hiểu biết bao nhiêu thì mình sẽ càng dễ dàng thuyết phục khách hàng bấy nhiêu, để rồi nhiều người bán hàng cứ thao thao bất tuyệt về các vấn đề “chuyên môn,” dùng những thuật ngữ chuyên ngành, “đao to búa lớn,” và cứ ngỡ rằng khách hàng sẽ hiểu rõ những gì mình nói hệt như mình hiểu vậy.
 
Từ “communication” trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latinh: communis. Communis có nghĩa chỉ về tình trạng đạt đến chỗ tương đồng giữa người nói và người nghe. Mỗi chúng ta chỉ mới sử dụng 25% khả năng lắng nghe của mình. Để tìm ra điểm chung hay chỗ tương đồng với người khác, chúng ta phải dùng nhiều hơn 50% khả năng này. Nếu biết dùng khả năng lắng nghe cho tốt, bạn sẽ chinh phục được khách hàng, và không sớm thì muộn, họ sẽ tìm đến bạn để mua dùng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Hãy tìm cách cải thiện khả năng lắng nghe của mình

1. Hãy nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng của bạn – một người bán hàng – là phải hiểu rõ cho được những mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Có hiểu, bạn mới biết cách đáp ứng, thuyết phục, chinh phục. Và muốn làm như thế, bạn phải chịu khó để ý mọi điều khách hàng mình nói ra.
2. Luôn chủ động lắng nghe – Hãy tự nhắc mình rằng bạn sẽ lắng nghe, sẽ lắng nghe, sẽ lắng nghe trước khi gặp gỡ một khách hàng nào đó.
3. Đặt mục tiêu là phải lắng nghe cho thật giỏi để tạo lập mối quan hệ tin tưởng và dài lâu với khách hàng, chứ không chỉ nhắm đến mỗi việc bán sao cho được hàng rồi thôi. Nếu bạn chốt sale thành công, thì đó là điều đáng mừng. Nhưng nếu khách hàng vẫn chưa quyết định mua sản phẩm của bạn, thì điều đó không có nghĩa bạn thất bại: vì bạn đang xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với họ để đến lúc cần, họ sẽ tìm đến bạn.