LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT KHÁCH HÀNG
Một điều cơ bản trong kinh doanh đó là làm thế nào để phát triển doanh nghiệp. Hai yếu tố cơ bản không thể tách rời trong sự phát triển của một doanh nghiệp chính là số lượng khách hàng và doanh thu. Nếu không có khách hàng thì doanh thu của bạn cũng bằng số không. Vì vậy, yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp chính là phát triển được lượng khách hàng. Dưới đây là 8 bước cơ bản để thu hút và phát triển lượng khách hàng một cách bền vững và hiệu quả.
Bước 1: Xác định rõ đối tượng mà bạn đang nhắm tới
Trước khi thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ, bạn cần phải tìm kiếm được các nhóm đối tượng khách hàng. Bởi nếu bạn không hiểu rõ về khách hàng và nhu cầu của họ, các chiến dịch quảng bá của bạn sẽ không thể đạt được hiệu quả mong muốn. Vì thế, việc phân tích và xác định chuẩn xác đối tượng khách hàng là một việc làm cực kỳ thiết yếu.
Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là gì
Khi bạn đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, điều tiếp theo mà bạn cần làm chính là tìm hiểu nhu cầu thực sự của họ là gì. Bạn không thể thực hiện nổi việc quảng bá sản phẩm nếu không biết rõ nhu cầu của thị trường mục tiêu là gì. Do đó, một nguyên tắc cơ bản cần nhớ là: khách hàng sẽ mua những gì họ muốn chứ không phải những gì mà bạn nghĩ là họ cần. Hãy dành thời gian để tìm hiểu thị trường, khi đó bạn sẽ thấy việc quảng bá sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Bước 3: Định hướng kết quả cuối cùng
Bởi bạn đã tìm hiểu kỹ về thị trường nên bạn cũng biết rõ được kết quả cuối cùng mà khách hàng mong muốn là gì. Sản phẩm của bạn càng gần với kết quả mà khách hàng mong muốn bao nhiêu, bạn càng dễ dàng đạt được doanh thu cao bấy nhiêu. Cần nhớ rằng khách hàng không mua sản phẩm vì họ hiểu về nó, họ mua vì họ cho rằng họ có thể sẽ hiểu về sản phẩm đó.
Bước 4: Đưa ra những lời chào hàng hấp dẫn
Một câu hỏi thường được đặt ra là “Sản phẩm của bạn sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng và phản hồi của khách hàng về sản phẩm đó là gì?”. Để đạt được hiệu quả trong quảng bá sản phẩm, bạn cần phải trả lời câu hỏi đó bằng một lời nói chắc chắn và mang đầy tính tin cậy. Ví dụ: “Hãy cho tôi 10 phút mỗi ngày, tôi sẽ mang tới một cơ thể đúng theo yêu cầu của bạn”. Và để đạt được một câu nói mang đầy tính thuyết phục như vậy, bạn sẽ phải thực hành hàng ngày để nâng cao kỹ năng nói của mình.
Bước 5: Tìm kiếm nhóm đối tượng khách hàng
Sau đây là những câu hỏi mà bạn cần tự vấn mình trước khi “lên đường” tìm kiếm khách hàng: Khách hàng thường mua sản phẩm của bạn ở đâu? Họ có thường xuyên tham gia các diễn dàn thảo luận trực tuyến hay không? Họ thường đọc các ấn phẩm nào? Và họ tham gia các tổ chức nào? Nếu bạn đã thực hiện tốt các bước nói trên, bạn sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời cho bước tiếp theo này. Vì thế, sau khi đã nắm vững được câu trả lời, bạn có thể “lên đường” tìm kiếm khách hàng thông qua quảng cáo, chuyện trò trực tiếp hoặc qua những bình luận trên diễn đàn.
Bước 6: Theo đuổi khách hàng
Bạn đã tìm hiểu khách hàng, tạo ra những sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng mở các điểm bán hàng tại những nơi mà họ hay qua lại. Bước tiếp theo mà bạn cần làm chính là kiên trì theo đuổi khách hàng. Một nguyên lý cơ bản mà bạn cần lưu tâm: Bạn càng kiên nhẫn theo đuổi bao nhiêu thì cơ hội để bạn thực hiện những vụ giao dịch về sau càng dễ dàng bấy nhiêu.
Bước 7: Kết thúc quy trình bán hàng
Đây là có thể coi là bước cuối cùng trong một quy trình bán hàng, và đây cũng là thời điểm để xác định bạn có thành công hay không. Đối với nhiều công ty thì đây là bước gặp mặt để ký kết hợp đồng. Và với nhiều công ty khác thì quy trình này được thực hiện tự động. Thành công của bạn sẽ được quyết định vào thời điểm tiền được chuyển vào tài khoản. Cho dù bạn sử dụng phương pháp nào để kết thúc quy trình bán hàng, bạn vẫn phải cung cấp đủ thông tin để khách hàng có đủ sự tin tưởng để thực hiện việc mua hàng.
Bước 8: Đưa ra các lời chào hàng mới
Những khách hàng cảm thấy thỏa mãn với sản phẩm của bạn đã cung cấp cũng sẽ dễ dàng chấp nhận những sản phẩm mới. Họ chấp nhận những giao dịch mới vì họ đã có lòng tin ở bạn. Vì thế hãy chuẩn bị các sản phẩm mới ngay khi bạn tìm hiểu được về những nhu cầu mới của họ. Các khách hàng trung thành thường là những người tạo ra sự ổn định lâu dài cho doanh nghiệp của bạn.
Việc thực hiện 8 bước trên đây không chỉ tạo ra nguồn khách hàng dồi dào cho công ty của bạn, mà còn mang lại nguồn thu không ít từ những khách hàng đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét