Phần 1
Làm tới đi
Làm tới đi
Châm ngôn của tôi là “làm tới đi”. Nếu bạn muốn lái máy bay thì
hãy tới sân bay xin một chân pha trà; bạn muốn làm thiết kế thời trang thì xin
vào làm nhân viên quét dọn ở công ty thời trang, hãy mở mắt thật to mà học
việc.
Lúc tôi 16 tuổi, đang học nội trú trường Stowe, tôi có dự án làm
tạp chí Student. Nhiều người cười nhạo bảo tôi còn quá nhỏ chưa có kinh nghiệm
gì, sự phản đối ấy đã củng cố quyết tâm của tôi, tôi trở nên kiên định hơn.
Người bạn cùng trường của tôi là Jonny Gems tham gia cùng tôi
vạch kế hoạch. Chúng tôi liệt kê các loại bài viết cần thực hiện, tính toán mọi
chi phí, phương cách phát hành, liên hệ công ty đăng quảng cáo, phỏng vấn các
nhân vật hoặc ban nhạc nổi tiếng như James Baldwin, Jean Paul Sartre, ban nhạc
The Beatles; The Rolling Stones v.v… qua điện thoại công cộng hoặc gửi thư. Tôi
trau dồi kỹ năng truyền đạt, chào hàng và không bao giờ để lộ ra rằng mình là
cậu học sinh 16 tuổi.
Sau đó, tôi đã nhận được 2.500 bảng tiền quảng cáo - đủ để trả
cho 30.000 bản in số đầu tiên. Tôi vô cùng sung sướng, và tờ báo đã được nhiều
người biết đến. Tờ Daily Telegraph viết: “Có thể tờ Student, một tạp chí hào
nhoáng, thu hút rất nhiều nhà báo nổi tiếng, sẽ trở thành một trong những tạp
chí có số lượng phát hành lớn nhất cả nước”.
Khi có cơ hội mới, tôi đều nắm bắt nó. Chúng tôi liên hệ cửa
hàng bán giày ở một vị trí đắc địa của thành phố, thuyết phục người chủ cho
thuê phần mặt bằng còn thừa để chúng tôi mở tiệm bán đĩa nhạc, đây cũng là nơi
dành cho các bạn trẻ gặp gỡ, nghe nhạc, chọn đĩa. Cửa hàng đĩa nhạc Virgin ra
đời. Không lâu sau, cửa hàng phát triển ở tất cả các thành phố lớn, lúc đó tôi
mới 20 tuổi.
Năm 1984, tôi tài trợ một chiếc tàu để tranh giải Blue Riband
cho nước Anh. Lần đầu bị thất bại, tàu bị chìm vì bão tố, tôi suýt chết. Nhưng rồi
tôi vẫn quyết tâm tranh giải vào năm sau, cũng trải qua nhiều gian nan nguy
hiểm trên biển, cuối cùng chúng tôi chiến thắng, phá kỷ lục giải Blue Riband,
vui sướng trước sự chào đón của mọi người.
Sau đó, tôi cùng nhà thám hiểm nổi tiếng Thụy Điển tham gia
chuyến vượt Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu, chúng tôi là những người đầu tiên
vượt Đại Tây Dương bằng phương tiện này.
Từ Mỹ, chúng tôi bay đến Ireland chỉ sau 29 giờ. Sự nguy hiểm
gấp nhiều lần so với vượt tàu trên mặt nước, nhưng chuyến đi là sự trải nghiệm
tuyệt vời.
Nếu bạn thực sự muốn làm gì đó thì cứ làm đi. Bạn sẽ không bao
giờ thành công nếu không vượt qua được nỗi sợ hãi và bắt tay vào làm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét