MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY TRINH NGUYÊN

THẾ GIỚI NHẬN BIẾT VỀ A.G.E

Ngày Quốc tế nhận biết về chỉ số A.G.E: 21-06

CHIẾN LƯỢC TruAGE

Chiến lược tăng thu nhập 1000$/Tháng.

A.G.E CỦA BẠN LÀ GÌ?

Tìm hiểu về chỉ số A.G.E của bạn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM CHỈ SỐ A.G.E CỦA CƠ THỂ?

Giải pháp Thrive Max là giải pháp tối ưu cho việc giảm chỉ số A.G.E.

ĐO CHỈ SỐ A.G.E

Hãy đăng ký để được đo A.G.E miễn phí.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

RICHCHARD BRANSON


Phần 1
Làm tới đi
Châm ngôn của tôi là “làm tới đi”. Nếu bạn muốn lái máy bay thì hãy tới sân bay xin một chân pha trà; bạn muốn làm thiết kế thời trang thì xin vào làm nhân viên quét dọn ở công ty thời trang, hãy mở mắt thật to mà học việc.
Lúc tôi 16 tuổi, đang học nội trú trường Stowe, tôi có dự án làm tạp chí Student. Nhiều người cười nhạo bảo tôi còn quá nhỏ chưa có kinh nghiệm gì, sự phản đối ấy đã củng cố quyết tâm của tôi, tôi trở nên kiên định hơn.
Người bạn cùng trường của tôi là Jonny Gems tham gia cùng tôi vạch kế hoạch. Chúng tôi liệt kê các loại bài viết cần thực hiện, tính toán mọi chi phí, phương cách phát hành, liên hệ công ty đăng quảng cáo, phỏng vấn các nhân vật hoặc ban nhạc nổi tiếng như James Baldwin, Jean Paul Sartre, ban nhạc The Beatles; The Rolling Stones v.v… qua điện thoại công cộng hoặc gửi thư. Tôi trau dồi kỹ năng truyền đạt, chào hàng và không bao giờ để lộ ra rằng mình là cậu học sinh 16 tuổi.
Sau đó, tôi đã nhận được 2.500 bảng tiền quảng cáo - đủ để trả cho 30.000 bản in số đầu tiên. Tôi vô cùng sung sướng, và tờ báo đã được nhiều người biết đến. Tờ Daily Telegraph viết: “Có thể tờ Student, một tạp chí hào nhoáng, thu hút rất nhiều nhà báo nổi tiếng, sẽ trở thành một trong những tạp chí có số lượng phát hành lớn nhất cả nước”.
Khi có cơ hội mới, tôi đều nắm bắt nó. Chúng tôi liên hệ cửa hàng bán giày ở một vị trí đắc địa của thành phố, thuyết phục người chủ cho thuê phần mặt bằng còn thừa để chúng tôi mở tiệm bán đĩa nhạc, đây cũng là nơi dành cho các bạn trẻ gặp gỡ, nghe nhạc, chọn đĩa. Cửa hàng đĩa nhạc Virgin ra đời. Không lâu sau, cửa hàng phát triển ở tất cả các thành phố lớn, lúc đó tôi mới 20 tuổi.
Năm 1984, tôi tài trợ một chiếc tàu để tranh giải Blue Riband cho nước Anh. Lần đầu bị thất bại, tàu bị chìm vì bão tố, tôi suýt chết. Nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm tranh giải vào năm sau, cũng trải qua nhiều gian nan nguy hiểm trên biển, cuối cùng chúng tôi chiến thắng, phá kỷ lục giải Blue Riband, vui sướng trước sự chào đón của mọi người.
Sau đó, tôi cùng nhà thám hiểm nổi tiếng Thụy Điển tham gia chuyến vượt Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu, chúng tôi là những người đầu tiên vượt Đại Tây Dương bằng phương tiện này.
Từ Mỹ, chúng tôi bay đến Ireland chỉ sau 29 giờ. Sự nguy hiểm gấp nhiều lần so với vượt tàu trên mặt nước, nhưng chuyến đi là sự trải nghiệm tuyệt vời.
Nếu bạn thực sự muốn làm gì đó thì cứ làm đi. Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không vượt qua được nỗi sợ hãi và bắt tay vào làm.





Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Những Chướng Ngại Vât Ngăn Chăn Đi Đến Thành Công






Thành công, thăng tiến là khát vọng của mỗi người. Nhân viên muốn thành quản lý, quản lý muốn thành phó hay tổng giám đốc, tổng giám đốc muốn thành chủ tịch tập đoàn. 
Thế nhưng có nhiều người vẫn không thể thăng tiến, dù họ đầy đủ tài năng, học vấn hoàn chỉnh, được cấp trên chú ý.
Điều gì cản trở bước đột phá tiến lên hàng đầu của họ? Và đây là câu trả lời của Chủ nhiệm Trung tâm phát triển MBA Học viện thương nghiệp Havard (Mỹ) Horace và tiến sĩ Bartholy: mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ cách thức hành động của bạn.
Hành vi kém cỏi (chứ không phải năng lực) sẽ gây trở ngại lớn. Hai ông đã nghiên cứu, khảo sát và quy nạp thành 12 cách thức hành động không tốt cho sự phát triển sự nghiệp.


1- Luôn cảm thấy mình chưa đủ giỏi
Có những người mắc bệnh "sợ sự nghiệp". Họ thông minh, có kinh nghiệm, có năng lực, nhưng khi được cấp trên cất nhắc giao cho một nhiệm vụ mới thì lại... từ chối, vì cho rằng công việc lớn lao, sức mình nhỏ bé, không đảm đương nổi. Họ không muốn leo lên cao, thậm chí, còn cho rằng vị trí hiện tại đã là quá mức kỳ vọng của họ rồi, đánh tụt đi vài bậc nữa cũng không sao.
Loại hành vi này là tự mình phá hoại, cản trở bước tiến của mình, thường là loại hành vi vô thức của người an phận và là người tốt, cầu toàn.
2- Một lòng tiến đánh bức tường chắn
Trái ngược lại với hành vi trên, là những người quá tự tin, vội vã đi đến thành công và nôn nóng muốn chứng tỏ mình. Họ đề nghị và đảm nhận những việc lớn lao hơn sức mình và cùng lúc nhiều việc. Khi gặp thất bại, họ lại khua môi múa mép biện hộ, thuyết phục, làm những việc khác to lớn hơn để bù đắp.
Đây là những người thiếu thực tế và thường gây sự cảnh giác cho những ai đã nếm trải qua nhân vật dũng sĩ từ sáng đến tối cứ tiến đánh hòng làm sụp đổ bức tường chắn chỉ để lập công và khẳng định mình.
3- Nhìn thế giới không đen thì trắng
Kiểu hành vi này phân biệt loài người và sự việc thành hai loại: tốt hoặc xấu. Và họ xác định thái độ chỉ "dính dáng" đến những gì "trắng" còn những gì "đen" thì loại bỏ khỏi thế giới quan hệ tình cảm lẫn làm ăn, xã giao của mình.
Không chấp nhận tính hai mặt của vấn đề như của con người, thì đó là tự mình hạn chế cơ hội của mình. Họ luôn một mình đánh trận và một mình bại trận.
4- Làm quá nhiều, yêu cầu quá nghiêm khắc
Bản thân mình luôn nỗ lực, tự mình vắt kiệt sức mình cho công việc và họ cũng yêu cầu như vậy với thuộc cấp. Nhân viên dưới quyền luôn bị họ giao khối lượng công việc lớn đến không bao giờ họ không phải làm thêm giờ, trong một sự nỗ lực tối đa mới có thể hoàn thành.
Tình trạng này kéo dài khiến thuộc cấp sợ hãi công việc và buộc họ phải nghĩ đến một công việc khác, ở một nơi khác để bảo đảm sự cân bằng trong đời sống của mình. Bạn cũng biết, nhân sự xáo trộn liên miên không bao giờ là bạn đồng hành của thành công cả.
5- Hòa bình là trên hết
Loại người này sợ và né tránh xung đột. Nhưng phải biết rằng đối đầu với xung đột và biết cách giải quyết nó là động lực để phát triển, kích thích sức sáng tạo của tập thể. Né tránh xung đột với thuộc cấp trong những tình huống cần thiết là tự mình làm suy giảm quyền lực của mình.
6- Khống chế người phản đối
Nam giới thường có tính cách này, bà thủ tướng Thacher của Anh, có biệt danh "Bà đầm thép" là một ngoại lệ.
Họ thường có những lập luận đanh thép, lời lẽ gay gắt hùng hồn, không đếm xỉa đến cảm giác của người bị phản bác. Họ thường áp dụng đấu pháp tấn công người để người không dám tấn công mình.
Vì sự đấu đá bừa bãi, tính công kích mạnh mẽ, không hiểu được kỹ xảo đi đường vòng, họ như một cỗ xe tăng càn ngang mọi thứ, chỉ biết có tiến công, nên họ thường gây nguy hại đến con đường công danh của mình.
7- Sự phản nghịch trời sinh
Những người này có tính cách phản kháng quyết liệt và lật đổ cái cũ, tái lập cái mới. Họ luôn cảm thấy thỏa hiệp là nhục nhã, nên hay có những ý kiến phản nghịch. Họ như con tàu không chấp nhận có thuyền trưởng và chỉ để cho chính nó điều khiển nó. Trong những tập thể coi trọng sự tuân phục và ổn định, thì những nhân vật kiểu nổi loạn như thế này khó có đất sống chứ đừng nói đến sự thăng tiến.
8- Chủ nhân của sự sợ hãi
Đây là những người lo nghĩ quá nhiều, toàn những chuyện không đâu. Khi được giao một công việc, họ cứ toàn lo đến rủi ro và nguy cơ cho đến khi quyết định... không triển khai vì chắc chắn rằng làm sẽ thất bại!
Mỗi ông chủ đều được khuyên là không nên trao quyền lãnh đạo vào tay những người này, vì nỗi sợ hãi đủ thứ của họ sẽ dẫn đến thái độ chần chừ và không đưa ra được những quyết định đột phá đúng vào thời điểm "chậm thì chết".
9- Kẻ đần độn về tình cảm
Đây là những người không hiểu gì về nhân tính. Không ai có thể nói với họ rằng: "Sự ra đi của anh ấy khiến tôi suy sụp nặng và tôi không thể tập trung làm việc được, xin ông cho tôi nghỉ phép ít hôm". Họ rất lấy làm khó hiểu về những cảm xúc rất người như yêu thương, thất vọng...
Họ đặt nhân tố tình cảm ra ngoài công việc một cách triệt để, thiếu năng lực dùng tấm lòng thu phục nhân tâm. Chính vì vậy mà gây thất vọng nhân tâm, ít được sự ủng hộ của mọi người. Vị trí thích hợp của họ là lãnh đạo một đoàn người máy!
10- Mắt cao tay thấp
Luôn chê công việc đó là tủn mủn, tẻ nhạt, không có tính thách thức, không có yếu tố kích thích sáng tạo v.v. Nhưng kỳ thực là do họ không làm được việc gì cho triệt để, đến cùng. Vì như vậy, họ thường im lặng che dấu mọi khó khăn gặp phải, không đưa vấn đề ra bàn luận tìm giải pháp, không xin ý kiến cấp trên khi cần vì sợ bị đánh giá thấp.
Họ có tham vọng về quyền hành chức tước nhưng lại không chịu học hỏi, không nỗ lực phấn đấu, mà chọn đi đường tắt bằng quan hệ hoặc chờ sống lâu lên lão làng. Đây là những người luôn thể hiện được sự có mặt của mình ở tổ chức nhưng lại không giúp ích được gì cho tổ chức cả.
11- Không hiểu chừng mực
Không biết điều gì có thể đưa ra bàn luận công khai, điều gì nên giữ kín, người Việt chúng ta gọi là không biết giữ mồm giữ miệng. Họ thường là người tốt, chân thật, không có mưu sâu kế hiểm, chiến lược lâu dài, ấp ủ tham vọng. Và cũng chính vì thế mà khó có cơ hội thăng tiến.
12- Lạc hướng
Họ luôn hoài nghi về công việc mình đang làm, cuộc đời mình đang sống với những câu hỏi kiểu như: công việc tôi đang làm có giúp ích gì cho mục đích cuộc đời mà tôi đang theo đuổi không?
Con đường tôi đang đi có đúng không? Chính vì những câu hỏi này mà họ không chuyên chú vào con đường thăng tiến trước mắt. Họ còn hay rời bỏ công việc đang làm, dù rất tốt, để đi tìm một công việc khác mà theo họ, đó là quá trình đi tìm kiếm một công việc thực sự có ý nghĩa. 

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Làm thế nào để biến tư duy thành hành động???



Hôm nay tôi sẽ viết về 1 chủ đề mà có lẽ rất nhiều người sẽ quan tâm, đó là làm thế nào đi từ tư duy đến hành động. 1 vài người bạn đã hỏi tôi “làm thế nào để có thể biến tư duy thành hành động đc”, nhiều người cũng đọc sách của những người thành công, nhưng không phải ai cũng biết cách hành động, vậy nguyên nhân là do đâu? Việc biến tư duy thành hành động thực ra là do chính bản thân bạn, chính bạn phải quyết định hành động, những bước đi đầu tiên luôn là bước khó khăn nhất, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm mà tôi đã thu đc cũng như con đường đã giúp tôi biến tư duy thành những bước hành động đầu tiên của mình.

Trước hết chúng ta hãy xem những rào cản chính trên con đường từ suy nghĩ đến hành động là gì? Sau đây là 3 nguyên nhân chính mà tôi đã tổng kết ra đc:
  • Không có động lực để hành động
  • Không biết phải hành động như thế nào.
  • Thấy có quá nhiều rào cản, khó khăn.

Nguyên nhân thứ 1: không có động lực để hành động=> vậy hãy tìm những nguồn tạo động lực.
Những nguồn tạo động lực sẽ đến từ môi trường xung quanh chúng ta. Môi trường tốt sẽ có những người luôn động viên,nhắc nhở, khuyên bảo bạn mỗi khi bạn không chịu làm gì hoặc làm trái những nguyên tắc. VD: mỗi khi bạn đổ lỗi cho người khác thì sẽ có người nhắc bạn là đừng đổ lỗi nữa, người thành công chịu trách nhiệm 100%, và bạn sẽ ngừng việc đổ lỗi lại; hay mỗi khi bạn có tiền và háo hức mua 1 chiếc xe máy thì sẽ có người nhắc nhở, phân tích hộ bạn các khả năng, vì họ là người ngoài nên sẽ tỉnh táo hơn trong lựa chọn, xem mua 1 chiếc xe máy hay chiếc laptop sẽ tốt hơn… Nói tóm lại mỗi khi bạn làm trái với những tư tưởng của người thành công thì sẽ có người nhắc nhở bạn, cứ mỗi lần bị nhắc nhở bạn sẽ nhớ mãi những kiến thức đó, và khi lần sau bạn sẽ không mắc sai lầm như vậy nữa. Còn khi ở trong môi trường xấu thì họ không những k nhắc nhở bạn mà có khi còn ủng hộ bạn. Hãy nhớ lại xem, có bao giờ khi bạn kêu than với một người bạn của mình rằng cuộc đời thật bất công, thì không những họ không khuyên bạn hãy biết chịu trách nhiệm 100% với cuộc sống của mình, mà có khi họ còn kêu than hơn cả bạn.


Ngoài ra môi trường còn ảnh hưởng đến các ngưỡng của chúng ta nữa. Con người có 2 ngưỡng, đó là ngưỡng chấp nhận và ngưỡng kì vọng. Ngưỡng chấp nhận là những chuẩn mực mà bạn có thể chấp nhận đc, còn ngưỡng kì vọng là những chuẩn mực mà bạn mong muốn. VD: bạn luôn mong muốn mức thu nhập là 100tr/tháng, nhưng với mức thu nhập 20tr/tháng bạn thấy cũng chấp nhận đc rồi, vậy mức 100tr sẽ là ngưỡng kì vọng và mức 20tr sẽ là ngưỡng chấp nhận, và nếu thu nhập của chúng ta dưới mức 20tr ta sẽ thấy sợ hãi ngay (vì đó là ngưỡng chấp nhận của chúng ta), chúng ta sẽ tìm mọi cách (có thể làm thêm, làm việc quần quật…) để nâng thu nhập của mình lên ít nhất là bằng hoặc trên mức 20tr, và đó là lý do vì sao thu nhập của chúng ta sẽ chỉ gần với mức ngưỡng chấp nhận. Do vậy một trong những cách để tăng động lực hành động là nâng cao ngưỡng chấp nhận của chúng ta lên.

Khi trước tôi dành phần lớn thời gian của tôi cho những người chưa kiếm ra tiền, những người có tư duy của những người nghèo, do đó ngưỡng chấp nhận của tôi chỉ là khoảng 5tr/tháng (vì chúng tôi hay nói chuyện về thu nhập khi ra trường là khoảng 5tr/tháng, và lúc đó chúng tôi cũng chưa ai kiếm đc tiền nên mức 5tr đã là lớn lắm rồi), nhưng khi vào 1 CLB tôi tiếp xúc với những bạn trẻ, bằng tuổi tôi hoặc thậm chí kém tuổi tôi mà họ có mức thu nhập hàng chục triệu/ tháng, chuyện kiếm tiền với họ thật ra cũng k khó khăn lắm, có hàng đống cơ hội để kiếm tiền, thế là suy nghĩ của tôi thay đổi, ngưỡng chấp nhận của tôi cũng nâng cao lên, bây h ngưỡng chấp nhận trong tương lai của tôi phải là 10tr/tháng, kéo theo động lực hành động của tôi cũng phải nâng lên. Và hãy nghĩ xem, cách tôi hành động cho ngưỡng chấp nhận 5tr/ tháng và cách hành động cho ngưỡng chấp nhận 10tr/tháng có khác nhau không, chắc chắn là rất khác nhau đấy.


Nguyên nhân thứ 2: không biết mình phải làm gì=> vậy hãy chơi với những người biết phải làm gì.
Nguyên nhân chính khiến cho bạn không biết mình phải hành động như thế nào là do môi trường xung quanh bạn. Khi bạn đã có những tư duy triệu phú, tư duy của những người thành công nhưng môi trường xung quanh toàn những tư duy của người nghèo, tư duy của những người thất bại; thì chính những tư duy đó sẽ kéo bạn lại trên con đường biến suy nghĩ thành hành động. Hãy tưởng tượng, bạn như 1 hạt giống, lúc đầu bạn là 1 hạt giống rất bình thường, nhưng sau 1 quá trình các bạn tiếp thu những luồng tư tưởng mới, nhưng luồng tư duy của triệu phú, thì các bạn đã trở thành 1 hạt giống có thể mọc lên 1 cây đại thụ. Nhưng ngoài hạt giống tốt ra thì các bạn còn cần thứ gì để có thể trở thành 1 cây đại thụ? Đó là môi trường. Hãy thử nghĩ xem, nếu 1 hạt giống tốt, mà mọc trong 1 môi trường cằn cỗi, hằng ngày đc tưới thứ nước độc hại là luồng tư duy của những người nghèo, những người thất bại thì hạt giống đó có thể trở thành 1 cây đại thụ đc k? Chắc chắn là không thể.


Nếu môi trường có những người thành công hay những người luôn hướng đến thành công thì kiểu gì cũng sẽ có người biết các cách để hành động, nếu bạn không biết cách hành động, thì hãy đi theo những người biết cách hành động, những con người của hành động, và học hỏi họ. Hãy tưởng tượng, xung quanh bạn toàn những con người của hành động, bạn chơi với họ, nhìn thấy những hành động của họ, rồi dần dần sớm muộn gì bạn cũng sẽ tìm ra cách hành động cho riêng mình. Và bởi vì họ là con người của hành động nên họ luôn luôn tìm kiếm cơ hội, đương nhiên, nhiều người tìm kiếm cơ hội sẽ dễ tìm ra cơ hội tốt hơn là bạn phải đi tìm 1 mình.

Tóm lại, đơn giản là khi bạn không biết mình phải làm gì thì hãy chơi với những người biết phải làm gì.



Nguyên nhân thứ 3: thấy có quá nhiều rào cản, khó khăn=> hãy biết chấp nhận khó khăn như 1 phần tất yếu trên con đường đến thành công.

Nhiều người chưa hành động mà đã tưởng tượng ra quá nhiều rào cản khó khăn, đến nỗi chùn chân không dám bước đi, họ sợ thất bại. “Nỗi sợ không phải lý do để bạn không hành động, nó chỉ là cái cớ mà thôi”. Tưởng tượng ra các khó khăn thử thách là tốt, nhưng tưởng tượng ra để ra kế sách đối phó, chứ không phải tưởng tượng ra để có cái cớ biện minh cho việc không hành động. “Khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bồn chồn là bạn đang bước ra khỏi vùng thoải mái, và đó là lúc để bạn trưởng thành”; do vậy hãy cứ hành động đi, nhấc tấm thân của mình lên, động chân động tay đi, “người thành công là người biết hành động bất chấp sự lo lắng sợ hãi”. Khi bạn gặp 1 khó khăn thì hãy tập trung vào chính mình chứ đừng tập trung vào khó khăn đó, hãy hỏi mình sẽ phải làm gì để biến khó khăn này thành cơ hội, “người thành công nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, còn người thất bại chỉ nhìn thấy khó khăn rồi bỏ cuộc”.

Hãy ước mơ lớn, nhưng hãy bước những bước nhỏ thật vững chãi. Nhiều người đọc xong sách của Robert Kyiosaki, hay Donal Trump nghĩ rằng mình phải hành động thôi, phải mua BĐS ngay thôi, phải mở công ty ngay thôi; trong khi họ chưa có tí kinh nghiệm hay kĩ năng gì cả, họ k biết bắt đầu như thế nào, họ thấy quá nhiều thứ phải làm, và họ bắt đầu chán nản, bắt đầu quay lưng vào những giấc mơ luôn luôn có thể trở thành sự thật của họ. Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ nhất, đơn giản nhất, nếu bạn muốn là doanh nhân thì hãy tập thói quen quan sát mọi người vì “doanh nhân là người phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề”. Có 1 chuyện như thế này, vài hôm trước khi đang đi trên đường với 1 người bạn của tôi, khi gặp tắc đường ở Trường Chinh người bạn đó đã hỏi tôi 1 câu “làm cách nào để kiếm tiền từ đám đông này nhỉ?”, đó thực sự là 1 cách hỏi rất hay cho những người muốn trở thành doanh nhân, hãy ghi nhớ câu nói “doanh nhân là người phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề”.


Và bây giờ đến lượt các bạn:

Vậy là các bạn đã khám phá ra 3 nguyên nhân chính khiến cho chúng ta không hành động, cũng như những cách khắc phục, nhưng muốn khắc phục đc những nguyên nhân trên thì luôn luôn đòi hỏi 1 điều, đó là chúng ta phải HÀNH ĐỘNG, do vậy cuối cùng căn nguyên sâu xa nhất của mọi việc chính là bản thân các bạn. Bài viết trên tôi chỉ có thể đưa ra cho các bạn những công cụ, biện pháp cơ bản nhất để các bạn có thể bắt đầu những bước đi đầu tiên của mình, chứ tôi không thể hành động hộ bạn, việc lựa chọn có hành động hay không phải phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Nguyên tắc 90/10 luôn đúng, sẽ chỉ có 10% những người đọc đc bài viết này lựa chọn hành động, và những người đó chắc chắn sẽ là những người thành công.

Sau đây sẽ là vài việc các bạn phải làm NGAY BÂY GIỜ để có thể hành động, bước những bước đầu tiên trên nấc thang của thành công: hãy bắt đầu tìm hiểu những CLB về những lĩnh vực mà bạn yêu thích, và tham gia vào, đó sẽ là nơi bạn tìm ra đc những người bạn dám hành động, những người bạn cùng sở thích, tư tưởng…có thể động viên, giám sát, và giúp đỡ bạn; hãy liên hệ ngay với những người mà bạn cảm thấy có thể giúp đỡ mình, những người dám hành động, hẹn họ tại nơi nào đó và nhờ họ giúp đỡ mình; hỏi hỏi và hỏi, đó là 1 trong những nguyên tắc quan trọng nhất để thành công. Đừng chần chừ nữa, hãy làm ngay đi, bước những bước đầu tiên rồi những bước tiếp theo sẽ tự nhiên hiện ra, những nấc thang đầu tiên luôn là những nấc thang khó khăn nhất. Hành động, hành động, hành động…sẽ có người nói bạn điên, sẽ có người nói bạn hâm, sẽ có người nói bạn là đồ dở người, đừng sợ hãi gì cả, hãy thay đổi đi, đừng ngại sự khác biệt, khi lựa chọn nằm trong nhóm 10% dân số nắm giữ 90% của cải là bạn đã lựa chọn sự khác biệt, khác biệt với nhóm 90% còn lại chỉ nắm giữ 10% của cải, tôi rất thích 1 câu nói “khi cảm thấy mình giống những người xung quanh, là lúc bạn phải thay đổi”. Hãy hành động đi, tạo sự khác biệt, và THÀNH CÔNG!

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

7 bí quyết trở thành người không thể bị sa thải trong năm mới



Với không ít người, để thăng tiến họ thường chọn cho mình chiến thuật phải học hỏi được điều gì đó ở một công ty sau đó ra đi và tìm vị trí cao hơn ở một công ty khác. Tuy nhiên theo Brian Kropp, CEO của CEB, một công ty chuyên phân tích các khảo sát nhân sự từ hơn 10.000 tổ chức cho biết điều này chỉ đem lại tác dụng ngắn hạn. Trong môi trường làm việc mới mối quan hệ ngày càng giữ vai trò quan trọng.

Thành công sẽ đến với ai biết xây dựng các mối quan hệ
“Trở thành người không thể thiếu luôn là chiến thuật tốt nhất”, Lucy Leske, phó chủ tịch điều hành kiêm đồng giám đốc của công ty săn đầu người Witt/Kieffer chia sẻ. “Nếu bạn luôn nỗ lực làm tốt hơn công việc của mình, có những đóng góp quý giá hơn, mọi người chắc chắn sẽ chú ý đến bạn và bạn sẽ thăng tiến”. Sau đây là 7 gợi ý để giúp bạn trở thành người không thể thiếu nơi công sở.

Hãy là người linh hoạt

“Có điều lạ đó là cách bạn làm công việc vào ngày 1/1 sẽ không phải cách bạn làm việc đó vào ngày 31/12”, Brian Kropp quả quyết. Theo nghiên cứu của CEB, hơn 50% người lao đông cho biết họ đã chứng kiến “những thay đổi đáng kể” trong công việc 12 tháng qua, từ việc bị sắp xếp lại nhân sự tới thay đổi công việc hoặc sa thải hàng loạt. “Cần phải đảm bảo rằng chủ sử dụng lao động thấy bạn là người có thể hoàn thành công việc dù xung quanh có chuyện gì xảy ra”, Kropp đưa ra lời khuyên.

Thường xuyên cập nhật tình hình


“Nếu bạn không thường xuyên đọc tin tức về các xu hướng trong các ngành thương mại, kinh doanh và báo chí nói chung, hoặc không đọc các tin tức trên mạng và cập nhật về ngành của mình thì bạn đang đánh mất cơ hội phát triển sự nghiệp”, Lucy Leske nói.

“Hãy nắm bắt các xu hướng, và quan trọng hơn là, có thể áp dụng những xu hướng đó cho tổ chức của mình, cho thấy hiểu biết của bạn về việc liệu công ty có đang theo xu hướng chung của ngành”.

Đừng là người độc hành

Vẫn theo nghiên cứu của CEB, tại những nơi làm mới, 40% người lao động làm việc với nhiều hơn 20 người mỗi ngày và hơn 80% làm việc với 10 người khác. “Ý nghĩ rằng bạn có thể là một người làm việc độc lập nhưng vẫn thành công là chuyện của quá khứ”, Kropp khẳng định. “Việc hòa nhập vào một hệ thống nơi công sở là một phần trong định nghĩa mới về một nhân viên tốt”.

Hãy suy nghĩ như một người lãnh đạo

Tất cả những kiến thức bạn có được sau khi đọc về ngành của mình là gì? Leske cho rằng cần phải hình thành thói quen chia sẻ những điều đó. “Hãy có những bài viết, bài thuyết trình hoặc tham gia một blog, diễn đàn thảo luận. Mọi người cần phải tin tưởng rằng bạn biết mình đang làm gì và bạn sẵn sàng sử dụng kiến thức đó để giúp người khác giải quyết vấn đề của họ”.

Biết sắp xếp thứ tự ưu tiên

“Thêm việc gì đó vào danh sách những việc cần làm thật dễ dàng nhưng biết bỏ bớt còn quan trọng hơn”, Kropp nói. Ai cũng biết rằng công việc luôn rất nhiều, nhất là trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế như hiện nay. Nhưng bạn cần cho thấy mình là người biết ra quyết định, biết giao việc và ưu tiên cho những công việc cần thiết là những dấu hiệu cho thấy bạn là nhà lãnh đạo hiệu quả cho dù bạn ở vị trí nào trong tổ chức của mình.

Tìm cơ hội tăng kinh nghiệm quản lý

Đối với các nhà quản lý, chuyên gia Leske khuyên rằng bạn nên tìm kiếm bất kỳ cơ hội nào để có thể quản lý các nhân viên, cho dù nhiệm vụ lớn hay nhỏ. “Có sự khác biệt giữa cầu xin lấy cơ hội và tự xung phong làm việc đó”, Leske cảnh báo. “Nhưng nếu ai đó nói rằng có một nhiệm vụ cần thực hiện, hãy là người xung phong đầu tiên trước khi đề nghị được giúp đỡ. Sai lầm lớn nhất là để vuột mất cơ hội”.

Kết thân với mấy anh chàng IT


Lượng email trung bình liên quan đến công việc chúng ta nhận mỗi ngày đã tăng 4 lần so với thời điểm 2005. Điều này cho thấy tầm quan trọng lớn lao của công nghệ trong công việc. Do vậy bộ phận công nghệ thông tin không chỉ là một nguồn lực của mỗi công ty mà họ đã trở thành đồng minh thiết yếu của bất kỳ ai muốn có thành công trong công việc.

Với sự nhiệt tình hỗ trợ của họ bạn sẽ tránh được những gián đoạn không cần thiết do các lỗi máy tính. “Kết bạn với các quản trị máy tính là một hành động khôn ngoan”, Kropp nói.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

BA BÍ QUYẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM VIỆC CHO DOANH NGHIỆP

Làm thế nào để luôn tập trung làm việc thật hiệu quả khi một ngày chỉ có 24g và bạn còn hàng núi việc phải giải quyết? Ở vai trò là một doanh nhân, bạn hiếm khi nào thoát khỏi được công việc, bất cứ lúc nào, dù đang ở trong giờ hành chính hay đang đi nghỉ với bạn bè, công việc kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu. Những ý nghĩ về công việc luôn ở trong đầu dù bạn muốn tránh không nghĩ tới nó.

Điều này cũng ngăn cản bạn tập trung làm một việc cụ thể khi có quá nhiều việc khác chi phối suy nghĩ.
Các vận động viên thường được huấn luyện để luôn giữ tinh thần cạnh tranh cao độ và mục tiêu “chiến thắng” trước mỗi trận đấu. Trong công việc cũng vậy, một mục đích cụ thể sẽ giúp bạn nỗ lực làm việc cao độ hơn. Bên cạnh đó, việc rèn luyện thường xuyên các thói quen làm việc khoa học cũng giúp bạn nâng cao năng lực làm việc và tính cạnh tranh

1. Rèn luyện khả năng tập trung
Đầu tiên, bạn hãy thử nhớ lại xem thời điểm nào trong ngày khả năng làm việc của bạn sung sức nhất, trong hoàn cảnh, điều kiện nào bạn có thể làm việc thoải mái và tập trung nhất? Ghi nhớ những điều kiện này và phát huy nó ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Bạn có thể thử một số bí quyết để tối đa hóa khả năng tập trung sau:

Giảm thiểu những phiền nhiễu từ bên ngoài bằng cách tắt chuông điện thoại, hạn chế lướt web nếu không cần thiết cho công việc, đóng cửa phòng làm việc,hạn chế những cuộc gặp bất thường mà không phải là việc khẩn cấp.
3 bí quyết nâng cao năng lực làm việc cho doanh nghiệp

Học cách nắm bắt suy nghĩ để tránh bị lôi kéo lan man vào những ý tưởng, dự định mới. Khi những ý tưởng này vừa xuất hiện, bạn hãy ghi chép nó lại ngay và sau đó trở lại với công việc đang dở. Việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ mà không bị chi phối.

Lên kế hoạch cho mọi việc cần làm bằng một lịch làm việc rõ ràng. Lịch làm việc này sẽ giúp bạn sắp xếp công việc một cách khoa học, biết được những việc nào cần làm trước, việc nào quan trọng hơn để tập trung giải quyết rốt ráo.

2. Nỗ lực làm tốt hơn những công việc thường ngày

Bận rộn với những công việc hàng ngày là một trong những nguyên nhân khiến chủ doanh nghiệp không phát huy được năng lực cạnh tranh của bản thân. Những công việc lặt vặt, những cuộc gặp gỡ chiếm hầu hết thời gian trong ngày khiến bạn không còn thời gian tập trung cho những công việc quan trọng, đòi hỏi tư duy và tập trung cao độ.

Viết ra một danh sách những việc khiến bạn tốn thời gian, năng lượng và sự tập trung nhất và ưu tiên giải quyết trong ngày. Bạn cũng không nên quá ôm đồm mà nên giao lại những việc ít quan trọng hơn cho cấp dưới. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp lại thời gian đọc và trả lời mail. Quản lý email hiệu quả sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

3. Chấp nhận thay đổi

Bạn có thực sự thấy thoải mái với môi trường làm việc hiện tại? Bạn có đang gặp khó khăn nào không? Nếu bạn trả lời là có, nhưng lại nói thêm là những khó khăn đó không đáng kể thì chính bạn đang cố gắng chịu đựng chứ không phải đang nỗ lực giải quyết các khó khăn đó.

Khi việc kinh doanh phát triển, chủ doanh nghiệp thường có thói quen duy trì những điều mình đã làm trước đây vì nghĩ rằng chính những điều này thúc đẩy sự đi lên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, suy nghĩ này đúng nhưng chưa đủ vì các yếu tố khách quan thay đổi từng ngày từng giờ. Nếu chủ doanh nghiệp không tự làm mới mình, không tích cực thay đổi sẽ phải dậm chân tại chỗ. Nếu bạn còn thấy e ngại, hãy bắt đầu thay đổi từ những công việc nhỏ nhặt thường ngày, ví dụ như xem xét lại những vấn đề như:

• Tôi có phải là người phù hợp nhất với công việc này không? Nếu không phải là tôi thì ai sẽ đảm nhận được công việc này? (Tập thói quen phân nhiệm và ủy quyền cho người thích hợp)
• Tôi cần làm điều gì nhất bây giờ? Nếu không phải bây giờ thì là lúc nào (Phân tích các mối ưu tiên)
• Sáu tháng sau tôi sẽ như thế nào? (Thực hành thói quen lên kế hoạch)

Liệu những hành động bình thường có thể dẫn đến kết quả đột phá? Hoàn toàn có thể khi bạnduy trì liên tục những hành động đó. Hiệu suất công việc là kết quả của sự tập trung suy nghĩ với chuỗi hành động lặp đi lại lại. Bằng cách xem xét, đánh giá lại những ưu tiên và hành động, bạn có thể xác định các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống và công việc. Thành công lớn nhất mà bạn sẽ đạt được khi áp dụng những bí quyết nho nhỏ này là phá vỡ vòng quay chậm rãi của cuộc sống hàng ngày để làm được nhiều việc lớn lao hơn.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Để thành công hơn trong công việc.

1.Đứng trên vai những người khổng lồ.
Để thành công trong công việc bạn hãy “đứng trên vai những người khổng lồ”, tức là hãy tìm kiếm những chuyện gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang đảm nhận đề học hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như những tri thức họ có được trong quá trình giải quyết công việc. Những chuyên gia đó có thể đang làm việc cùng bạn, cũng có thể họ đã về hưu, v.v.. nhưng quan trọng là họ có kinh nghiệm trong việc giải quyết các rắc rối, đối mặt với những thách thức mà những người mới vào nghề như bạn có thể gặp phải. Họ có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích, trả lời những thắc mắc mà lâu nay bạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời, đưa ra cho bạn những định hướng mà nhờ đó bạn có thể đạt được hiệu quả lớn nhất trong công việc của mình. Hãy nhớ rằng việc thiết lập quan hệ với những chuyên gia này sẽ mang đến cho bạn niềm vui, sự hứng thú trong công việc và đôi khi điều này sẽ mang lại cho bạn những bất ngờ thú vị.



2. Học tập đồng nghiệp

Việc học tập những đồng nghiệp có trình độ và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc của mình. Hãy chú ý quan sát cách làm việc để cố gắng nắm bắt và học tập theo những gì được coi là điểm mạnh của họ. Bạn có thể học tập cách sử dụng thời gian cho công việc, giải quyết các công việc đúng thời hạn theo yêu cầu nhiệm vụ của công ty như những người có kinh nghiệm trong công ty, điều này có thể mang đến cho bạn thành công nhất định trong những thành công chung của công ty cũng như mang lại cho bạn cảm tình của đồng nghiệp với tư cách là một nhân viên chăm chỉ, nhanh nhẹn. Điều này sẽ cho bạn thấy rằng ai muốn thành công trong công việc thì điều quan trọng đầu tiên là phải quan sát và hành động như những người có trình độ hơn mình.



3. Phát triển các kỹ năng.
Tham gia mọi công việc của công ty điều đó cũng có nghĩa là bạn cần phải tham gia các khóa đào tạo, các buổi seminar và những hoạt động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp khác. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc đầu tư một khoản cho việc tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng để trau dồi thêm tri thức và kinh nghiệm hoạt động. Càng tích lũy được nhiều tri thức bạn càng nắm bắt và điều khiển tốt hơn công việc của mình để trở thành một nhân viên năng động, sáng tạo. Điều này cũng sẽ giúp bạn lấp dần khoảng cách về trình độ và kinh nghiệm làm việc với các đồng nghiệp khác trong công ty.

4. Thiết lập kế hoạch theo chu kỳ 5 năm.
Khi có thời gian để kiểm nghiệm lại những mục đích nghề nghiệp bạn hãy lên kế hoạch cho 5 năm tiếp theo. Bạn thử suy nghĩ đến việc học nâng cao hoặc hoàn thành các khóa học với các chứng chỉ cần thiết? Tìm kiếm các cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc chuyển hướng sang công việc khác? Hãy cố gắng đưa ra các giả định là lên kế hoạch chi tiết cho công việc của mình. Bạn có thể liệt kê các kế hoạch cần thực hiện và nhớ rằng các kế hoạch đó có thể được thực hiện hay không là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân bạn. Các kế hoạch đó có thể sẽ khó khăn khi bạn thực thi chúng nhưng bạn sẽ không thể biết mình sẽ làm gì nếu bạn không có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ.

5. Học cách quản lý thời gian và tiền bạc.
Cho dù bạn có ở đâu trên nấc thang danh vọng thì bạn cũng phải học cách quản lý những gì bạn có một cách khôn ngoan, hợp lý. Điều đơn giản đầu tiền là hay cố gắng tiết kiệm từ 5 đến 10% thu nhập hàng tháng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý rằng việc quản lý tốt tài sản bạn có sẽ đem lại cho bạn kinh nghiệm để quản lý những công việc của công ty cũng như khách hàng của bạn. Hãy làm tương tự với những dự định, những kế hoạch tương lai của bạn. Cố gắng đừng dựng lên quá nhiều kế hoạch, những hoạt động mà bạn ít có cơ hội để hoàn thành. Hãy cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi để có được cảm giác thoải mái trong cuộc sống.


Đừng để công việc của bạn trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, hãy tiến hành ngay khi có thể bằng cách nắm bắt và điều khiển chúng bằng những kinh nghiệm, những tri thức học hỏi và thu lượm được trong quá trình vươn tới sự hoàn hảo của một chuyên gia bạn nhé!

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

BÍ QUYẾT LÀM GIÀU
Một câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa để chúng ta học hỏi.




7 NGUYÊN TẮC SỐNG CỦA NGƯỜI GIÀU:

1. Rõ ràng. Biết mình muốn gì? Mục tiêu trong từng giai đoạn là gì?

2. Tập trung: Khi đã có mục tiêu phải toàn tâm toàn ý. Khi tập trung cao độ sẽ lóe lên những ý tưởng táo bạo
 Ra quyết định: không phải mọi quyết định đều đúng nhưng thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đa số quyết định là đúng.
3. Ra quyết định: không phải mọi quyết định đều đúng nhưng thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đa số quyết định là đúng.

4. Làm việc chuyên nghiệp: Việc ra một đồng, cũng phải làm chuyên nghiệp.
 . Lời nói đi đôi với việc làm: Nói những điều mình làm và làm những gì mình nói.

5. Lời nói đi đôi với việc làm: Nói những điều mình làm và làm những gì mình nói.

6. Tập-Tập-Tập

Trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, đặc biệt là kinh doanh, các bạn đều phải tập. Sau lần tập thứ nhất, bạn sẽ mắc lỗi. Sau lần tập thứ 2 mắc lỗi ít hơn. Sau lần tập thứ 3, bạn mới có thể thành công. Kinh doanh ảo về bất động sản theo quy tắc 100-10-3-1 là minh chứng hùng hồn nhất cho điều này. Thành công là sự nở hoa trong nhọc nhằn.

7. Khi thất bại, hãy tự an ủi mình bằng cách đưa ra 4 điều tự vấn:
+ Mình đã học được điều gì tuyệt vời từ sự việc này?
+ Số tiền mình mất là một phần hay là tất cả tài sản của mình?
+ Mình chỉ mất tiền chứ không mất sinh mạng
+ Kẻ lấy trộm là nó chứ không phải là mình


Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013


  CLB Triệu Phú_Những tỷ phú vượt khó nổi tiếng thế giới

Từng là trẻ mồ côi, sống trong khu ổ chuột, và làm đủ mọi việc để kiếm sống, họ đã trở thành những tỷ phú nổi tiếng và giàu có với khối tài sản hàng tỷ đô la.
1. Maria Das Gracas Silva Foster
 Từng sống trong khu ổ chuột trước khi trở thành nữ CEO đầu tiên của Petrobras, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Brazil. Maria trải qua tuổi thơ tại Morro do Adeus, khu ổ chuột cực kỳ nghèo khổ. Mẹ bà là người lao động chính của gia đình còn cha là kẻ nghiện rượu. Bà từng thu gom phế liệu để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
 Năm 1978, Maria bắt đầu làm thực tập viên tại  Petrobras. Bà vượt qua mọi rào cản để trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của công ty trong mảng kỹ thuật. Theo Bloomberg, tinh thần làm việc không mệt mỏi khiến bà có biệt danh là Caveirao, tên gọi của loại xe bọc thép cảnh sát thường dùng để truy đuổi tội phạm trên các khu phố tại Brazil. Maria trở thành nữ CEO đầu tiên của công ty vào tháng 2/2012.
 2. Do Won Chang
 Trước khi phát triển thương hiệu thời trang Forever 21, Do Won Chang từng làm cùng lúc 3 công việc để kiếm sống. Do Won Chang và vợ từ Hàn Quốc chuyển tới sống tại Mỹ năm 1981. Khi đó, Do Won buộc phải làm gác cổng, nhân viên trạm xăng và phục vụ trong quán cà phê để trang trải cuộc sống. Cuối cùng, năm 1984, họ cũng có thể mở cửa hàng quần áo đầu tiên của mình. Cửa hàng này đã phát triển trở thành Forever 21 và nhanh chóng đi tiên phong trong làng thời trang. Hiện Forever 21 trở thành đế chế thời trang đa quốc gia với 480 cửa hàng trên toàn thế giới và có doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm. Hiện nay, hai còn gái của Do Won Chang, Linda và Esther đang phụ giúp cha mẹ trong việc điều hành công ty.
 3. Harold Simmons
  Lớn lên trong một căn lều tăm tối không có điện tại một thị trấn Golden, bang Texas, Mỹ, Harord Simmons vẫn cố gắng theo học đại học Texas, và tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân và thạc sỹ ngành kinh tế.
 Thương vụ đầu tư đầu tiên của Harold là chuỗi cửa hàng thuốc với số tiền đi vay hoàn toàn. Chuỗi cửa hàng sau này đã mở rộng với 100 cửa hàng và được bán cho tập đoàn Eckerd với giá 50 triệu USD. Kể từ đó, Harold trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mua lại công ty. Hiện ông sở hữu 6 công ty niêm yết trên sàn NYSE, trong đó có tập đoàn Titanium Metals Corporation, nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới.
 4. George Soros
 George Soros sinh ra ở Hungary. Tuổi thơ của nhà tỷ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ hai. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1947, ông rời quê hương và tới sống với một người họ hàng tại London. Soros tự mình kiếm tiền bằng công việc bồi bàn và hầu bàn trên xe lửa để theo học Đại học kinh tế London.
 Sau khi tốt nghiệp, Soros làm nhân viên bán hàng trong một cửa hàng lưu niệm. Ông không ngừng viết đơn xin việc gửi tới các ngân hàng tạiLondon cho tới khi được nhận vào. Đó là bước khởi đầu cho sự nghiệp thành công rực rỡ và lâu dài của ông trong lĩnh vực tài chính. Hiện, Soros là một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới.
 5. Howard Schultz
 Trước khi trở thành CEO của hãng cà phê Starbucks, Howard từng sống nhờ các dự án hỗ trợ tại Brooklyn. Khi đó, ông luôn muốn bứt phá và thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ cùng người cha lái xe tải. Dù sống cảnh bần hàn nhưng Howard chơi thể thao cực giỏi và đã giành được một học bổng bóng đá để vào học tại đại học Northern Michigan.
 Sau khi tốt nghiệp, Schultz làm việc cho công ty dụng cụ văn phòng Xerox trước khi mở một tiệm cà phê nhỏ mang tên Starbucks. Với niềm đam mê cà phê, Howard đã bỏ việc tại Xerox và trở thành giám đốc điều hành Starbucks năm 1987. Bắt đầu với 60 cửa hàng, giờ đây Starbucks có hơn 16.000 cửa hàng trên toàn thế giới. Hiện tài sản ròng của Howard trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.
 6. Li Ka-shing
 Năm 1940, gia đình Li Ka-shing rời Trung Quốc đại lục tới Hong Kong. Cha ông chết vì bệnh lao phổi khi ông mới 15 tuổi. Li phải bỏ học và làm việc trong một nhà máy sản xuất hoa nhựa xuất khẩu để kiếm tiền phụ giúp gia đình.  
 Năm 1950, Li mở công ty riêng mang tên Cheung Kong Industries. Dù ban đầu chuyên sản xuất nhựa, công ty đã chuyển sang kinh doanh bất động sản. Hiện Li có trong tay nhiều công ty lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, điện thoại di động, TV, sản xuất xi măng, bán lẻ, khách sạn, vận tải nội địa, sân bay, nhà máy điện, công ty sản xuất thép, vận tải biển… Li Ka-Shing hiện là người châu Á giàu nhất thế giới.
 7. Francois Pinault
  Năm 1947, Pinault bỏ học trung học do thường xuyên bị trêu chọc vì gia cảnh nghèo hèn. Sai đó, ông tham gia vào công việc kinh doanh gỗ của gia đình. Vào những năm 1970, Francois bắt đầu mua lại các công ty nhỏ.
 Với số vốn góp được, Francois khởi nghiệp với PPR, tập đoàn hàng xa xỉ với các thương hiệu nổi tiếng như Gucci và Stella McCartney. Là người pháp giàu nhất tại Pháp, hiện tài sản của ông và gia đình có giá trị khoảng 131 tỷ USD và sở hữu những ngôi nhà cổ trên toàn thế giới.
 8. Leonardo Del Vecchio
  Del Vecchio là một trong 5 đứa con không nhận được hỗ trợ về tài chính từ bà mẹ góa bụa. Rời trại trẻ mồ côi, Leonardo Del Vecchio làm việc cho một nhà máy sản xuất gọng kính, nơi ông mất đi một phần ngón tay của mình.
 Năm 23 tuổi, ông mở cửa hàng gọng kính của riêng mình. Cửa hàng này về sau đã phát triển trở thành công ty sản xuất kính râm lớn nhất thế giới, Luxottica, với các thương hiệu nổi tiếng như Ray-Ban và Oakley cùng 6.000 cửa hàng bán lẻ. Leonardo Del Vecchio hiện sở hữu khối tài sản ước tính trị giá 11,5 tỷ USD.
 9. Kirk Kerkorian
 Trước khi trở thành chủ sở hữu siêu resort tại Las Vegas, Kerkorian từng là võ sĩ quyền anh và phi công. Gia đình ông là nạn nhân của cuộc Đại khủng hoảng, và ông buộc phải bỏ học năm 8 tuổi và tìm đủ mọi cách để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Ông trở thành phi công cho lực lượng không quân hoàng gia trong thế chiến thứ II, chuyên chở hàng hóa qua biển Đại Tây Dương.
 Từ số tiền kiếm được, Kerkorian lao vào kinh doanh và trở thành ông trùm bất động sản tại Las Vegas. Ông mua lại tổ hợp khách sạn sòng bạc The Flamingo và xây dựng The International &MGM Grand. Hiện ông sở hữu khối tài sản trị giá hàng tỷ đô la.
 10. Sheldon Adelson
  Adelson lớn lên trong một căn hộ tập thể một phòng ngủ ở bang Massachusetts. Cha ông là một tài xế taxi còn mẹ ông mở một cửa hàng đan. Năm 12 tuổi, Adelson bắt đầu bán báo và chạy máy bán hàng tự động trên phố vài năm sau đó.
 Adelson từng làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đóng gói vật dụng nhà vệ sinh khách sạn tới môi giới thế chấp. Bước ngoặt lớn nhất của ông là khi phát triển một chương trình thương mại máy tính. Ông đã dùng số tiền đó để mua lại Sands Hotel & Casino và sau đó là siêu resort The Venetian.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013


6 bước "hâm nóng" lại sự nghiệp trong năm 2013
Vậy là những ngày cuối cùng của năm 2012 đang trôi qua, khép lại một năm đầy ảm đạm đối với thị trường lao động. Đây là thời điểm thích hợp để bạn nhìn lại sự nghiệp của mình cũng như tìm hướng đi mới để “hâm nóng” nó trong năm 2013 tới.

Dưới đây là 6 bước giúp bạn phát triển một sự nghiệp xán lạn hơn trong năm mới:

Xây dựng các kỹ năng và phát triển chuyên môn

Nếu không làm việc chăm chỉ, bạn sẽ khó được thăng chức hoặc ghi nhận. Nhưng chỉ làm việc chăm chỉ cũng không giúp bạn đạt được những điều trên. Vấn đề ở đây hãy tích lũy các kỹ năng. Hãy nghĩ đến các dự án bạn có thể tham gia để xây dựng các kỹ năng mới và kiến thức chuyên môn. Có thể công ty bạn cần thiết kế lại trang web, và bạn có thể làm trưởng nhóm liệt kê các ý tưởng. Có thể bạn gợi ý một chương trình tìm kiếm khách hàng mới hoặc cùng với phòng nhân sự triển khai một chương trình đánh giá nhân viên mới. Hãy tham dự vào một dự án nào đó và cố gắng thực hiện. Bạn không nên quá mong đợi được thưởng hoặc ghi nhận. Bạn cần phải làm vì nó quan trọng để bạn phát triển kỹ năng, kiến thức chuyên môn và giữ vững niềm yêu thích đối với công việc.

Xây dựng khả năng thích nghi và sự linh hoạt

Lần cuối cùng bạn thay đổi thói quen của mình là khi nào? Trong khi chúng ta khao khát một sự nhất quán, công việc hiếm khi đem lại sự ổn định chúng ta muốn. Một cách để đối phó với nó là thúc đẩy sự thay đổi bản thân. Hãy bắt đầu thử kiểm tra sự linh hoạt và khả năng thích nghi bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên đi làm muộn, hãy thử đi làm sớm trong một tháng và xem chuyện gì xảy ra. Hay có một đồng nghiệp bạn không biêt rõ lắm, hãy mời anh/ cô ấy đi ăn trưa.

Bằng việc thúc đẩy bản thân thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, bạn xây dựng khả năng thích nghi và ứng biến linh hoạt với mọi tình huống. Giống như các chương trình tập luyện trong phòng Gym, khởi động kỹ và đúng cách sẽ giúp bạn khỏe hơn và sức bền tốt hơn.

Học cách yêu các mâu thuẫn

Không nên “bỏ chạy” khỏi sự bất đồng hay cãi lại sếp mỗi khi anh/ chị ấy đưa ra một ý tưởng điền rồ. Hãy dũng cảm tranh luận và để ý kiến của bạn được lắng nghe. Kinh nghiệm bạn nhận được mỗi khi bảo vệ ý kiến của mình sẽ giúp bạn tự tin hơn, làm việc tốt hơn. Hơn nữa, không phải cuộc tranh luận nào cũng vô nghĩa, không phải mọi ý tưởng đều không đánh tranh luận. Một khi bạn học cách rao bán và đàm phán về những ý tưởng của minh, bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng của mọi người.

Không kiệm lời khen

Ai cũng thích nhận được một lời tán dương nồng hậu hay một sự ghi nhận chân thành. Hãy xem bạn có thường xuyên tán dương hay nói lời cảm ơn với đồng nghiệp hay không? Bạn có thể đề nghị giúp đỡ một đồng nghiệp mới hoặc ở lại muộn để giúp mọi người sắp đến thời hạn phải hoàn thành công việc. Khi bạn giúp đỡ mọi người, bạn sẽ được nhớ tới như một người hào phóng và tốt bụng trong văn phòng.

Tự học hỏi

Khi ngân sách eo hẹp, danh mục bị cắt giảm đầu tiên là các khóa đào tạo. Dù đây là điều không may mắn nhưng không có nghĩa bạn mất đi các cơ hội học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng bạn cần để thành công. Hãy tìm các cơ hội để tự học thông qua các khóa học miễn phí của các trường đại học danh tiếng hay các khóa học online, đọc sách hoặc học hỏi từ một đồng nghiệp có thâm niên trong nghề.

Chú ý đến thời gian

Hãy dành thời gian suy nghĩ đến sự nghiệp của bạn, lên kế hoạch cho nó và biến nó thành hiện thực. Bạn nên đặt các mục tiêu có thời gian cụ thể và có thể đong đếm được. Một lời khuyên rất hữu ích mà nhiều người đang áp dụng đó là viết ra các mục tiêu và các kế hoạch hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày. Nếu bạn chưa từng làm điều này, hãy thử làm trong 2013!