THÀNH QUẢ LỚN NHẤT DÀNH SẴN CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC
Trong
cuộc sống, chúng ta bắt gặp những con người dường như đạt được những
công vĩ đại và tạo ra những thành qua lớn lao nhất. Họ có thể sở hữu
những doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô-la, được công nhận là người
giỏi nhất trong lĩnh vực của mình và có thể có những mối quan hệ khăng
khít và tốt đẹp nhất.
Sẽ
là rất bình thường nếu chúng ta nhìn vào những người đạt được những
thành quả to lớn nhất với sự thèm muốn và đố kị. Và cũng sẽ rất bình
thường nếu chúng ta cho rằng tất cả những con người đó bằng cách nào đó
được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều may mắn, khả năng tư duy hay tài
năng thiên bẩm hơn.
Tuy
nhiên, nếu bạn tìm hiểu về cuộc đời của những cá nhân thành công vượt
bậc này. bạn sẽ thấy rằng ở 1 thời điểm nào đó trong cuộc đời của mình,
họ đã vượt qua những vấn đề và thách thức khó khăn nhất. Doanh nghiệp
đứng trước nguy cơ phá sản, làm ăn thất bát, những căn bệnh nguy hiểm
đe doạ đến tính mạng, li hôn, những cuộc kiện tụng hay những tổn thất
về mặt tài chính, ……….. Họ đều vượt qua khoảng thời gian khó khăn này,
khoảng thời gian mà dường như cuộc đời với họ thật bất công và vô vọng.
Khoảng thời gian mà 1 người bình thường sẽ khóc, chạy trốn hay đầu hàng
trong thất bại. Lí do duy nhất khiến họ vượt qua được đó là họ từ chối
việc bỏ cuộc, họ từ chối chấp nhận thất bại, họ tiếp tục tiến lên và nỗ
lực vươn tới thành công cho đến khi cuộc đời mỉm cười với họ.
Vậy
tại sao tôi lại biết điều này? Đó là vì tôi đã dành 20 năm trong cuộc
đời của mình nghiên cứu về những người thành công (bằng cách đọc tiểu
sử của họ) và hiểu rõ điều gì ẩn sau những thành công to lớn của họ.
Thực ta, tôi đã nhận ra rằng càng nhiều khó khăn họ phải vượt qua trong
quá khứ thì thành quả cuối cùng họ nhận được lại càng vĩ đại.
Câu chuyện về Steve Jobs
1
ví dụ tiêu biểu có lẽ là Steve Jobs, người sáng lập ra hãng Apple.
Apple ngày nay là 1 trong những công ty công nghệ thành công nhất trên
thế giới, với vị trí dẫn đầu về điện thoại (iphone), âm nhạc (itunes)
và công nghiệp máy tính với sản phẩm Macs. Steven là 1 trong những
doanh nhân công nghệ thành công và giàu có nhất thế giới và được đề cử
là CEO của thập kỉ.
Tuy
nhiên, để có được thành công như ngày nay, ông đã phải vượt qua những
khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Ngay từ khi sinh
ra, mọi thứ dường như đã không mỉm cười với ông. Ông được sinh ra bởi 1
nữ sinh và do hoàn cảnh không cho phép, bà đã “đem ông bỏ chợ”. Ban đầu
có 1 gia đình luật sư nhận nuôi ông. Tuy nhiên vào phút chót, gia đình
đó đã quyết định rằng họ không muốn 1 cậu bé do đó, ông được 1 gia đình
nghèo khó nhận nuôi.
Mặc
dù ông học hành rất chăm chỉ ở trường và được nhận vào trường Reed
College (1 trường tư thục rất nổi tiếng ở miền Đồng Nam Portland, bang
Oregon nước Mĩ). Ông buộc phải bỏ học chỉ sau 1 năm vì cha mẹ nuôi của
ông không có đủ tiền tiết kiệm để trang trải học phí. Ông thậm chí
không có tiền để ăn, phải mang trả lại những cái vỏ chai đã dùng rồi để
đổi lấy 5 cent (đơn vị tiền tệ của Mĩ, 100 cent = 1 dollar) mua bim bim
để sống qua ngày. Ông chỉ có 1 bữa ăn ngon mỗi tuần tại thánh đường
Hari krishna nơi mà cách nhà ông đến 7 dặm. Khi đi học đại học, ong
không có tiền thuê nhà vậy nên ông buộc phải ngủ ở nền nhà tại các
phòng ngủ tập thể của bạn bè trong trường.
Vì
ông bỏ học giữa chừng và không có bằng cấp, ông hình thành thói quen tự
giáo dục bản thân qua việc đọc sách miễn phí trong thư viện và có 1
khát khao thành công mãnh liệt. Việc không được giáo dục đúng đăn buộc
ông phải trở thành 1 thiên tài sáng tạo. Bắt đầu từ ga-ra của bố mẹ với
những mẩu vật liệu thừa, ông thiết kế và phát triển 1 chiếc máy tính có
tính cách mạng với tên gọi Apple.
Tuy
không có gì trong tay nhưng với đam mê và sự khát khao thành công của
mình, Steve lập ra 1 công ty cùng với người bạn của ông là Woz. Từ 1
công ty ban đầu chỉ có 2 người, ông phát triển nó thành 1 công ty với
6000 nhân viên và có giá trị lên tới hành tỉ đô-la chỉ trong vài năm.
Sau đó, ông lại gặp 1 khủng hoảng trầm trọng khác. Ông bị xa thải bởi
vị CEO mới được bổ nhiệm để điều hành công ty. Bạn có thể tượng tưởng
được sự nhục nhã và hổ thẹn khi bị đuổi khỏi nơi mà mình dã sáng lập ra
chứ? Thay vì bỏ cuộc, ông lập ra 1 công ty máy tính mới với tên gọi
NEXT. Công ty này phá sản vài năm sau đó và Steve mất rất nhiều tiền.
Tuy
nhiện, ông vẫn không từ bỏ và tiếp tục thành lập 1 công ty khác với tên
gọi Pixar Animation. Pixar gần như thất bại cho đến khi nó được hãng
Disney tạo cơ hội bằng cách kí hợp đồng sản xuất phần mở đầu cho bộ
phim hoạt hình “câu chuyện đồ chơi”. Khi mọi thứ đang diễn ra 1 cách
tốt đẹp, Steve bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tuỵ và chỉ còn sống
được vài tháng nữa. Ông vẫn quyết không từ bỏ, chiến đấu với căn bệnh
hiểm nghèo, tiếp tục sự nghiệp gây dựng lại công ty và danh tiếng cho
mình. Khi mọi thứ trở nên vô vọng, cuộc đời ông lại chứng kiến 1 bước
ngoặt mới.
Ông
chiến thắng căn bệnh ung thư sau khi khối u được gỡ bỏ và tiếp tục là
kiến trúc sư cho Apple khi ông trở lại nắm quyền. Apple vào lúc này
đang trên bờ vực phá sản do những quyết định sai lầm của ban điều hành.
Công nghệ mà ông đã phát triển từ chiếc máy tính NEXT và Pixar giúp ông
có khả năng biến Apple thành 1 công ty siêu thành công 1 lần nữa, biến
ông trở thành 1 trong những CEO vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Ngày
nay, gần như tất cả những bạn trẻ điều muốn sở hữu ipod, iphone hay 1
chiếc máy tính Mac chính vì Steve Jobs !!!!!!!!!
Câu chuyện của đất nước Singapore
Ngày
nay, tôi tự hào tuyên bố rằng Singapore là 1 trong những nước giàu có
nhất thế giới, với GDP (tổng thu nhập quốc dân) trên đầu người đứng thứ
3 thế giới theo xếp hạng của quĩ tiền tệ thế giới (IMF) và ngân hàng
thế giới (World Bank). Cho dù không có tài nguyên thiên nhiên và chỉ là
1 đảo quốc nhỏ bé, nơi đây được coi là 1 trong những nước sử hữu hệ
thống sân bay, cảng biển, giáo dục và quân đội tốt nhất thế giới. Lại 1
lần nữa, tất cả những điều trên chỉ có thể xảy ra vì Singapore đã trải
qua những gian lao to lớn và con người nơi đây không bao giờ chịu bỏ
cuộc.
Nếu
bạn học lịch sử, đã có 1 thời tương lai của đất nước này chìm trong đen
tối và vô vọng. Khi Singapore tách khỏi liên bang Ma-lay-si-a, rất
nhiều người đã dự đoán rằng họ không bao giờ thể tồn tại được. Họ không
có quân đội, khả năng bảo vệ chủ quyền rất thấp, không có tài nguyên
thiên nhân (thậm chí còn không có đủ nước để dùng) và có 1 nền kinh tế
không ổn định. Tồi tệ hơn, lực lượng quân đội Anh quốc quyết định rời
đi ngay lập tức, dẩy Sing-ga-po tới bờ vực của sự sụp đổ. Ngay cả ông
Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore khi đó, đã khóc trên kênh truyền
hình quốc gia 1 cách đau đớn vì sự chia cẳt và tương lai không rõ ràng
của đảo quốc tí hon này.
Tất
nhiên, ông và 1 bộ phận những người tiên phong từ chối bỏ cuộc và chấp
nhận thất bại. Họ dám mơ rằng 1 ngày nào đó, Singapore sẽ không chỉ tồn
tại mà còn trở thành 1 trong những nước phát triển thành công nhất trên
thế giới. Liệu moi thứ có đi theo đúng như họ dự định không? Tất nhiên
là không. Ban đầu, không có đất nước nào đề nghị giúp đỡ Sing-ga-po xây
dựng quân đội. Những cuộc bạo động phân biệt chủng tộc diễn ra, Đảng
cộng sản thử thách chính phủ, thiếu hụt thức ăn, những vụ ám sát và bất
ổn xã hội. Bản thân thủ tướng khi đó đã phải trải qua những khoảng thời
gian khó khăn khi mà ông bị kiệt sức, phải nằm viện do chịu quá nhiều
căng thẳng. Sau đó khi mọi thứ trở nên vô vọng, mọi chuyện bắt đầu đổi
chiều và Singapore dần tiến đến vị trí mà nó chiếm lĩnh trên bản đồ thế
giới ngày nay.
Bài kiểm tra cuối cùng
1
trong những bài học mà tôi đã nghiệm ra từ những câu chuyện trên đó là
trong cuộc sống sẽ LUÔN có những thời khắc chúng ta sẽ phải trải qua
rất nhiều đau đớn, gặp rất nhiều vấn đề, sự thất vọng và khó khăn. Sẽ
luôn có những khoảng thời gian mà chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống thật
không công bằng. Cho dù chúng ta có làm gì đi nữa thì mọi chuyện vẫn
nhất quyết không diễn ra theo ý của chúng ta.
Tôi
gọi những khoảng thời gian này là “những bài kiểm tra cuối cùng của
cuộc đời”. Với rất nhiều người, họ cho phép những tình huống này phá
hoai hoàn toàn niềm tin, sự tự tin và thành công tương lai của mình. Họ
bỏ cuộc và không bao giờ quay trở lại mục tiêu của mình. Tuy nhiên, với
1 số ít, đó là khoảng thời gian mà họ tìm thấy được sức mạnh bên trong
mình và biến họ thành những con người mạnh mẽ hơn.
Bằng
kinh nghiệm từ cá nhân mình, tôi có thể cho các bạn biết rằng tôi cũng
đã trải qua rất nhiều tình huống như vây, từ những mối quan hệ cho đến
việc kinh doanh. CÓ rất nhiều lần tôi gặp những rắc rối trong kinh
doanh cũng như chuyện tình cảm làm tôi muốn rũ bỏ tất cả vì mọi chuyện
dường như vô vọng và bất công. Tuy nhiên, rất may mắn là cuối cùng tôi
tìm được sức mạnh để đứng dậy sau mỗi thất bại và tiếp tục tiến lên
phía trước. Bây giờ, khi nhìn lại, đó là những khoảng thời gian đau đớn
nhất và chúng giúp tôi tận hưỡng những thành quả vĩ đại nhất mà tôi
đang tận hưởng ngày nay.
CÒN TIẾP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét