Từ ngàn xưa con người đã khám phá ra “trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa,” “nồi nào vung nấy,” “lòng tin bằng hạt cải dời được núi non,” và những câu “thần chú” ngắn gọn lập đi lập lại với lòng thành sẽ làm cho sự việc xảy ra theo ý mình muốn. Ngày nay cả thể giới phương tây đang nói đến các điều này, nhưng với một từ mới hơn—Luật Hấp Dẫn (law of attraction).
Một cách vắn tắt, luật hấp dẫn nói rằng bất cứ tư tưởng gì ta có cũng đều hấp dẫn các năng lực tương tự trong vũ trụ để tạo nên sự việc theo tư tưởng đó. Ví dụ: “Tôi sẽ có tiền,” nếu cứ nghĩ và tin như thế tự dưng ta sẽ có tiền. “Tôi sẽ đẹp,” cứ nghĩ như thế thì ta sẽ thành đẹp ra.
Dĩ nhiên nói đến “lòng tin” hay “thần chú,” thì vấn đề có một nền tảng rất khoa học. Nếu ta cứ tin là ta có tiền thì ra sẽ rất hăng hái lao vào các việc làm tiền. Càng làm, càng nhiều kinh nghiệm, càng giỏi, càng thành lớn. Đây chỉ là chuyện hiển nhiên. Hoặc, chàng nào tin là mình đẹp trai thì thường hay để ý đến cách ăn mặc hơn và tự tin hơn với các cô. Mà các cô thì thích đàn ông ăn mặc tử tế và tự tin. Rốt cuộc số lượng các cô bạn chàng có là chứng minh hùng hồn nhất là chàng đẹp trai. Lòng tin làm cho mình có tự tin và tập trung tư tưởng, do đó đưa đến thành công. Vấn đề rất giản dị.
Tuy nhiên luật hấp dẫn còn có khía cạnh “siêu nhiên” của nó. Đó là, sức mạnh của tư tưởng hấp dẫn các năng lực trong vũ trụ để thực hiện ý muốn của tư tưởng. Tương tự như nhà Phật nói, một tiếng khẩy móng tay có thể mang âm ba rung động đến vô lượng thế giới. Như vậy nghĩa là sao? Năng lực gì trong vũ trụ lại cộng hưởng với năng lực của tư tưởng của ta đến mức đó?
Chúng ta sẽ không đi vào lãnh vực tâm lý ngoại cảm mà ta không đủ sức chứng minh, tức là “vô lượng thế giới.” Thay vì vậy, ta sẽ chỉ khảo sát luật hấp dẫn trong thế giới cá nhân của mỗi người chúng ta, để thấy được tính cách khoa học của nó, và để sử dụng nó một cách hiệu quả. Thế giới cá nhân của mỗi người chúng ta là chính mình, gia đình, bạn bè, những người làm cùng sở, những người mình giao tiếp hằng ngày, những người mình không giao tiếp nhưng họ có tiếp xúc với tư tưởng của mình—như những người đọc điều gì mình viết trên Internet.
Danh từ đầu tiên ta phải giải thích là “tư tưởng.” Từ “tư tưởng” (idea) trong luật hấp dẫn có thể làm cho rất nhiều người hiểu lầm rằng đó là một hoạt động của ý thức, như “suy nghĩ” hay “suy tư.” Nhưng trong luật hấp dẫn, “tư tưởng” có nghĩa là một hoạt động của tâm thức—gồm ý thức, tiềm thức và cả các cảm giác như vui buồn yêu ghét. Nói chung, tư tưởng là tất cả những gì xảy ra trong tâm ta. Mà nói đến tâm, là chúng ta đều biết tiềm thức lớn lao và mạnh mẽ hơn ý thức ngàn lần, cho nên khi hiểu từ “tư tưởng” trong luật hấp dẫn như là một hành động suy nghĩ của ý thức mà thôi, là ta đã làm mất sức mạnh của luật hấp dẫn đi cả trăm, cả nghìn lần. Ví dụ: Nếu miệng ta lẩm bẩm “tôi sẽ có tiền” (tức là ý thức), nhưng trong thâm tâm ta không tin là điều này sẽ thành sự thực (tức là tiềm thức). Mà tiềm thức thì mạnh hơn ý thức cả nghìn lần, cho nên đương nhiên là ta sẽ sống theo hướng “tôi sẽ không có tiền,” và vì vậy mất tự tin trong việc kiếm tiền. Thế thì luật hấp dẫn vẫn đúng, nhưng “thần chú” của ta thì sai.
Vì tiềm thức rất khó cho ta “thấy,” ta cần phải tìm cách “thấy” tiềm thức qua những cái khác—lòng tin, và cảm giác. Lòng tin điều khiển một phần rất lớn sự “suy nghĩ” của tiềm thức, và cảm giác thường là hậu quả của tiềm thức, cho nên ta quản lý tiềm thức bằng quản lý lòng tin và cảm giác—lòng tin phải thật mạnh mẽ, cho đến nỗi ta luôn luôn cảm thấy rất là hăng hái, chắc ăn. Khi ta nói “tôi sẽ có tiền” với một lòng tin mạnh mẽ và một cảm giác hăng hái, chắc ăn, thì lúc đó “tư tưởng” của ta mới tạm gọi là chân thật và mạnh mẽ. Vì vậy, thay vì nói “ý thức” và “tiềm thức,” rất mơ hồ và khó hiểu, chúng ta chỉ cần quan tâm đến 3 điều: (1) sự suy nghĩ, (2) lòng tin, và (3) cảm giác. Suy nghĩ đến điều gì, như “tôi sẽ xuống cân,” thì suy nghĩ với một lòng tin vững chải và một cảm giác hăng hái. Lúc đó tư tưởng mới thực sự có sức mạnh chuyển hóa đời sống ta và thế giới của ta.
Nói đến đây có lẽ chúng ta đã mường tượng được luật hấp dẫn hoạt động như thế nào: Nếu ta cứ nói “tôi có tiền” với một lòng tin mạnh mẽ và một thái độ hăng hái, thì tiềm thức “tôi sẽ có tiền” sẽ bắt đầy chỉ huy tác phong và cách sống của ta. Tự nhiên là ta sẽ bắt đầu hăng say nghiên cứu việc kiếm tiền, nói chuyện kiếm tiền với bạn bè, siêng năng đi tìm việc làm, hễ việc gì có thể kiếm ra tiền ta đều hăng hái làm. Những người như vậy, đi xin việc ở đâu, các ông chủ đều mê. Người nào muốn làm thương mại gì cũng muốn tìm partner như vậy. Không giàu sao được?
Như vậy ta thấy tư tưởng của ta đã chuyển hóa được đời ta, và ít nhất là đời sống của những người làm việc chung. Và nếu có bạn bè thân nhân nào đó, nghe ta nói và tin vào cách sống của ta, họ làm theo và thành công, đó cũng là do tư tưởng của ta đã phần nào chuyển hóa cuộc đời họ. Và nếu một tờ báo nào đó nhờ ta viết một bài về kinh nghiệm của mình, những độc giả nào nhờ đó mà chuyển hóa đời sống của họ, một phần cũng là do tư tưởng của ta. Đó chính là tư tưởng của ta có năng lực chuyển hóa thế giới của ta. Và nếu uy tín của bạn càng cao trong xã hội, thì thế giới của bạn càng lớn, ảnh hưởng chuyển hóa của bạn trên hành tinh này càng nhiều. Rất thực tiễn và khoa học.
Luật hấp dẫn là luật tự nhiên, như là trọng lực, rất trung tính. Luật hấp dẫn đúng với tất cả mọi người, không cần biết nam nữ, lớn bé, giàu nghèo, và quan trọng nhất là, không cần biết tốt xấu. Người lương thiện tin chắc chắn là mình sẽ giàu, sẽ giàu nhờ làm ăn lương thiện. Người có máu ăn cướp, tin một cách sắt đá là mình sẽ giàu, thì sẽ giàu nhờ ăn cướp. Vì vậy, chúng ta thấy trong xã hội, bất kỳ ai, tốt hay xấu, cũng có thể “thành công.”
Thế thì có gì khác biệt giữa người xấu và người tốt ở đây? Thưa, có luật nhân quả (law of causation). Chữ này nghe như xuất thân từ Phật giáo, nhưng thực ra cả thế giới đã dùng nó cả triệu năm nay, vì đánh người thì sẽ có hậu quả là bị người đánh lại, ai cũng phải thấy. Nếu làm ăn lương thiện thì có nhiều bạn và không có kẻ thù, cho nên có xác suất rất cao là thành công sẽ ở với mình rất lâu. May ra thì có thể hưởng được tuổi già hạnh phúc. Nếu đi ăn cướp, thì có nhiều kẻ thù quá, lại được các bác công an chiếu cố đặc biệt, nên xác suất hưởng được “thành công” lâu ngày chắc là chỉ hơn zero một nấc nhỏ, và xác suất được đứng dựa cột thì suýt soát 100%. Sự khác biệt giữa tốt và xấu là ở chỗ đó—một bên thì nhiều bạn nên sống lâu, một bên thì nhiều thù nên chết yểu.
Luật hấp dẫn là luật của tư tưởng, mà ngôn ngữ là một phần rất lớn của tư tưởng, cho nên ngôn ngữ rất quan trọng trong luật hấp dẫn. Chúng ta đã nói qua điều này trong bài “Sức mạnh của tư tưởng.” Trong ngôn ngữ của con người, thể phủ định có ảnh hưởng rất yếu trong tâm thức. Ví dụ: “Tôi không yêu ai” thì nhạt như nước ốc. Nó chẳng có nghĩa lý gì hết, nó chỉ có nghĩa là tôi không yêu ai, và không chắc là tôi có ghét ai không. Nghe chán phèo. Hay “tôi không chống anh,” chẳng nghĩa lý gì cả, vậy anh có ủng hộ tôi không?
Vì vậy khi ta nói một câu phủ định “tôi không muốn béo,” tiềm thức của ta không “thấm” cái yếu ớt của chữ “không” phủ định, mà lại thấm cái mạnh mẽ của chữ “béo” xác định. Cho nên tiềm thức cứ hướng ta sống theo hướng “béo.” Vì vậy, các chuyên gia về tư duy tích cực (cũng như các luật sư chuyên về tranh tụng trước tòa) luôn luôn dạy người ta nói và viết ở thể xác định: “Tôi muốn gầy” (không phải là “tôi không muốn béo”), hay “tôi muốn giàu” (không phải là “tôi không muốn nghèo”).
Một số các chuyên gia còn có cách trình bày thế này: Luật hấp dẫn không biết văn phạm , chỉ biết các từ mà thôi. Nếu câu bạn nói mà có chữ “yêu,” không cần biết đó là phủ định hay xác định, thì luật hấp dẫn cứ dẫn ta đi theo hướng “yêu.” Các bạn có nghe các phụ nữ lớn tuổi kể chuyện đời của họ không: “Hồi đó tui ghét ổng gần chết, thấy mặt là wẹo đường khác. Nhất định là không thèm thương. Rốt cuộc cũng lấy ổng.” Tóm lại “tôi yêu anh Tín” hay “tôi không yêu anh Tín,” đối với luật hấp dẫn thì như nhau, và cả hai chỉ có nghĩa là “yêu” và “anh Tín.” Tương tự như vậy, “tôi không thích béo” và “tôi thich béo” đều chỉ có nghĩa là “tôi” và “béo.” Vì vậy, ta luôn luôn phải suy nghĩ (và nói chuyện cũng như viết lách) theo thể xác định. Và dĩ nhiên là chỉ nên dùng các từ tích cực. (Từ tích cực là từ nói đến cái ta muốn, ta thích. Nếu bạn thích gầy, thì “gầy” là từ tích cực và “béo” là từ tiêu cực. Ngược lại nếu bạn thích béo, thì “gầy” lại là tử tiêu cực và “béo” là từ tích cực).
Dĩ nhiên là ai trong chúng ta cũng biết ảnh hưởng của luật lập đi lập lại (law of repetition). Các giáo chức đều rất giỏi luật này. Dạy một điều nhưng cứ lập đi lập lại hằng trăm lần, bằng hằng trăm cách khác nhau (biết rồi, khổ lắm, nói mãi!), như vậy thì học trò mới nhập tâm được. Cho nên, theo luật hấp dẫn, nếu bạn muốn điều gì thì soạn một câu thần chú ngắn, như “tôi sẽ có tiền,” rồi cứ thầm lập đi lại câu đó trong đầu, thì luật hấp dẫn sẽ có tác dụng mạnh mẽ. (Nhắc thầm thôi, lảm nhảm ngoài miệng chắc là sẽ bị người nhà cho nhập viện).
Và một quy luật ngôn ngữ khác nữa là hiện tại thì luôn luôn luôn mạnh hơn tương lai. Hãy so sánh “anh yêu em” và “anh sẽ yêu em” xem câu nào mạnh hơn. Nhưng điều ta ước muốn đương nhiên là thuộc về tương lai, ví dụ “tôi muốn có tiền.” Thế thì ta giải quyết cái yếu của tương lai thế nào? Thưa, có 2 phương cách. Thứ nhất, nếu việc gì có thể biến nó thành hiện tại, thì phải suy nghĩ theo cách hiện tại. Ví dụ: Thay vì “tôi sẽ có tự tin” thì ta phải nói “Tôi có tự tin,” vì chẳng lý do gì ta không thể nói “tôi có tự tin ngay bây giờ” mà phải đợi đến sang năm.
Thứ hai, đôi khi ta cảm thấy nhất định không thể nói thì hiện tại một cách đầy tin tưởng được, ví dụ, nếu trong túi không có một đồng xu, thì nói “tôi sẽ có tiền” dễ tin hơn là “tôi có tiền.” Trong trường hợp đó cứ nói “tôi sẽ …” nhưng phải buộc tương lai vào hiện tại, ngay trong lúc này, ngay ở đây. Tức là, hiện thời tôi đang ngồi đây nói chuyện với bạn của tôi, tôi biết là tôi muốn có tiển và “tôi sẽ có tiền,” nhưng cái “sẽ” đó có thật được hay không cũng là do tôi sống trong hiện tại có thật hay không—tương lai chỉ là một chuỗi những ngày của hiện tại. Hiện tại tôi đang nói chuyện với bạn tôi, tôi sẽ nói chuyện rất thực, tôi sẽ lắng nghe rất kỹ, sẽ mở rộng đầu óc và con tim để nghe, tôi sẽ chia sẻ thật tình, tôi sẽ dùng mỗi giây đồng hồ một cách tận tình. Sống ngay phút này, ngay tại đây, một cách tận tình, dù là mình đang làm bất kỳ việc gì, thì đó là cách để nối hiện tại có thật vào một tương lai sẽ đến thật.
Cuối cùng, có bạn hỏi luật hấp dẫn này từ đâu tới? Dĩ nhiên là nghe qua ta cũng thấy luật hấp dẫn là qui luật tâm lý tự nhiên. Con người hấp dẫn nhau vì sức mạnh bên trong của mình. Và các chuyên gia về tâm lý và truyền thông (communication) đã nói đến nhiều thập kỹ (nếu không nói là hàng nghìn năm nay). (Chỉ có phần tâm lý ngoại cảm–năng lượng của tâm thức làm chuyển động năng lượng của vũ trụ–thì mình xin được phép miễn bàn, vì chưa nắm chắc). Gần đây một vài cuốn sách bán chạy đã đẩy danh từ “luật hấp dẫn” thành rất phổ thông. Theo mình nghĩ, luật hấp dẫn được diễn giảng ngày nay chính là “tư duy tích cực” phát xuất từ các giảng sư thiên chúa giáo khi xưa—lòng tin bằng hạt cải dời được núi non–trình bày lại một cách khoa học hơn bằng các khái niệm Phật giáo đang rất thịnh hành trong giới trí thức Âu Mỹ ngày nay.
Danh từ đầu tiên ta phải giải thích là “tư tưởng.” Từ “tư tưởng” (idea) trong luật hấp dẫn có thể làm cho rất nhiều người hiểu lầm rằng đó là một hoạt động của ý thức, như “suy nghĩ” hay “suy tư.” Nhưng trong luật hấp dẫn, “tư tưởng” có nghĩa là một hoạt động của tâm thức—gồm ý thức, tiềm thức và cả các cảm giác như vui buồn yêu ghét. Nói chung, tư tưởng là tất cả những gì xảy ra trong tâm ta. Mà nói đến tâm, là chúng ta đều biết tiềm thức lớn lao và mạnh mẽ hơn ý thức ngàn lần, cho nên khi hiểu từ “tư tưởng” trong luật hấp dẫn như là một hành động suy nghĩ của ý thức mà thôi, là ta đã làm mất sức mạnh của luật hấp dẫn đi cả trăm, cả nghìn lần. Ví dụ: Nếu miệng ta lẩm bẩm “tôi sẽ có tiền” (tức là ý thức), nhưng trong thâm tâm ta không tin là điều này sẽ thành sự thực (tức là tiềm thức). Mà tiềm thức thì mạnh hơn ý thức cả nghìn lần, cho nên đương nhiên là ta sẽ sống theo hướng “tôi sẽ không có tiền,” và vì vậy mất tự tin trong việc kiếm tiền. Thế thì luật hấp dẫn vẫn đúng, nhưng “thần chú” của ta thì sai.
Vì tiềm thức rất khó cho ta “thấy,” ta cần phải tìm cách “thấy” tiềm thức qua những cái khác—lòng tin, và cảm giác. Lòng tin điều khiển một phần rất lớn sự “suy nghĩ” của tiềm thức, và cảm giác thường là hậu quả của tiềm thức, cho nên ta quản lý tiềm thức bằng quản lý lòng tin và cảm giác—lòng tin phải thật mạnh mẽ, cho đến nỗi ta luôn luôn cảm thấy rất là hăng hái, chắc ăn. Khi ta nói “tôi sẽ có tiền” với một lòng tin mạnh mẽ và một cảm giác hăng hái, chắc ăn, thì lúc đó “tư tưởng” của ta mới tạm gọi là chân thật và mạnh mẽ. Vì vậy, thay vì nói “ý thức” và “tiềm thức,” rất mơ hồ và khó hiểu, chúng ta chỉ cần quan tâm đến 3 điều: (1) sự suy nghĩ, (2) lòng tin, và (3) cảm giác. Suy nghĩ đến điều gì, như “tôi sẽ xuống cân,” thì suy nghĩ với một lòng tin vững chải và một cảm giác hăng hái. Lúc đó tư tưởng mới thực sự có sức mạnh chuyển hóa đời sống ta và thế giới của ta.
Nói đến đây có lẽ chúng ta đã mường tượng được luật hấp dẫn hoạt động như thế nào: Nếu ta cứ nói “tôi có tiền” với một lòng tin mạnh mẽ và một thái độ hăng hái, thì tiềm thức “tôi sẽ có tiền” sẽ bắt đầy chỉ huy tác phong và cách sống của ta. Tự nhiên là ta sẽ bắt đầu hăng say nghiên cứu việc kiếm tiền, nói chuyện kiếm tiền với bạn bè, siêng năng đi tìm việc làm, hễ việc gì có thể kiếm ra tiền ta đều hăng hái làm. Những người như vậy, đi xin việc ở đâu, các ông chủ đều mê. Người nào muốn làm thương mại gì cũng muốn tìm partner như vậy. Không giàu sao được?
Như vậy ta thấy tư tưởng của ta đã chuyển hóa được đời ta, và ít nhất là đời sống của những người làm việc chung. Và nếu có bạn bè thân nhân nào đó, nghe ta nói và tin vào cách sống của ta, họ làm theo và thành công, đó cũng là do tư tưởng của ta đã phần nào chuyển hóa cuộc đời họ. Và nếu một tờ báo nào đó nhờ ta viết một bài về kinh nghiệm của mình, những độc giả nào nhờ đó mà chuyển hóa đời sống của họ, một phần cũng là do tư tưởng của ta. Đó chính là tư tưởng của ta có năng lực chuyển hóa thế giới của ta. Và nếu uy tín của bạn càng cao trong xã hội, thì thế giới của bạn càng lớn, ảnh hưởng chuyển hóa của bạn trên hành tinh này càng nhiều. Rất thực tiễn và khoa học.
Luật hấp dẫn là luật tự nhiên, như là trọng lực, rất trung tính. Luật hấp dẫn đúng với tất cả mọi người, không cần biết nam nữ, lớn bé, giàu nghèo, và quan trọng nhất là, không cần biết tốt xấu. Người lương thiện tin chắc chắn là mình sẽ giàu, sẽ giàu nhờ làm ăn lương thiện. Người có máu ăn cướp, tin một cách sắt đá là mình sẽ giàu, thì sẽ giàu nhờ ăn cướp. Vì vậy, chúng ta thấy trong xã hội, bất kỳ ai, tốt hay xấu, cũng có thể “thành công.”
Thế thì có gì khác biệt giữa người xấu và người tốt ở đây? Thưa, có luật nhân quả (law of causation). Chữ này nghe như xuất thân từ Phật giáo, nhưng thực ra cả thế giới đã dùng nó cả triệu năm nay, vì đánh người thì sẽ có hậu quả là bị người đánh lại, ai cũng phải thấy. Nếu làm ăn lương thiện thì có nhiều bạn và không có kẻ thù, cho nên có xác suất rất cao là thành công sẽ ở với mình rất lâu. May ra thì có thể hưởng được tuổi già hạnh phúc. Nếu đi ăn cướp, thì có nhiều kẻ thù quá, lại được các bác công an chiếu cố đặc biệt, nên xác suất hưởng được “thành công” lâu ngày chắc là chỉ hơn zero một nấc nhỏ, và xác suất được đứng dựa cột thì suýt soát 100%. Sự khác biệt giữa tốt và xấu là ở chỗ đó—một bên thì nhiều bạn nên sống lâu, một bên thì nhiều thù nên chết yểu.
Luật hấp dẫn là luật của tư tưởng, mà ngôn ngữ là một phần rất lớn của tư tưởng, cho nên ngôn ngữ rất quan trọng trong luật hấp dẫn. Chúng ta đã nói qua điều này trong bài “Sức mạnh của tư tưởng.” Trong ngôn ngữ của con người, thể phủ định có ảnh hưởng rất yếu trong tâm thức. Ví dụ: “Tôi không yêu ai” thì nhạt như nước ốc. Nó chẳng có nghĩa lý gì hết, nó chỉ có nghĩa là tôi không yêu ai, và không chắc là tôi có ghét ai không. Nghe chán phèo. Hay “tôi không chống anh,” chẳng nghĩa lý gì cả, vậy anh có ủng hộ tôi không?
Vì vậy khi ta nói một câu phủ định “tôi không muốn béo,” tiềm thức của ta không “thấm” cái yếu ớt của chữ “không” phủ định, mà lại thấm cái mạnh mẽ của chữ “béo” xác định. Cho nên tiềm thức cứ hướng ta sống theo hướng “béo.” Vì vậy, các chuyên gia về tư duy tích cực (cũng như các luật sư chuyên về tranh tụng trước tòa) luôn luôn dạy người ta nói và viết ở thể xác định: “Tôi muốn gầy” (không phải là “tôi không muốn béo”), hay “tôi muốn giàu” (không phải là “tôi không muốn nghèo”).
Một số các chuyên gia còn có cách trình bày thế này: Luật hấp dẫn không biết văn phạm , chỉ biết các từ mà thôi. Nếu câu bạn nói mà có chữ “yêu,” không cần biết đó là phủ định hay xác định, thì luật hấp dẫn cứ dẫn ta đi theo hướng “yêu.” Các bạn có nghe các phụ nữ lớn tuổi kể chuyện đời của họ không: “Hồi đó tui ghét ổng gần chết, thấy mặt là wẹo đường khác. Nhất định là không thèm thương. Rốt cuộc cũng lấy ổng.” Tóm lại “tôi yêu anh Tín” hay “tôi không yêu anh Tín,” đối với luật hấp dẫn thì như nhau, và cả hai chỉ có nghĩa là “yêu” và “anh Tín.” Tương tự như vậy, “tôi không thích béo” và “tôi thich béo” đều chỉ có nghĩa là “tôi” và “béo.” Vì vậy, ta luôn luôn phải suy nghĩ (và nói chuyện cũng như viết lách) theo thể xác định. Và dĩ nhiên là chỉ nên dùng các từ tích cực. (Từ tích cực là từ nói đến cái ta muốn, ta thích. Nếu bạn thích gầy, thì “gầy” là từ tích cực và “béo” là từ tiêu cực. Ngược lại nếu bạn thích béo, thì “gầy” lại là tử tiêu cực và “béo” là từ tích cực).
Dĩ nhiên là ai trong chúng ta cũng biết ảnh hưởng của luật lập đi lập lại (law of repetition). Các giáo chức đều rất giỏi luật này. Dạy một điều nhưng cứ lập đi lập lại hằng trăm lần, bằng hằng trăm cách khác nhau (biết rồi, khổ lắm, nói mãi!), như vậy thì học trò mới nhập tâm được. Cho nên, theo luật hấp dẫn, nếu bạn muốn điều gì thì soạn một câu thần chú ngắn, như “tôi sẽ có tiền,” rồi cứ thầm lập đi lại câu đó trong đầu, thì luật hấp dẫn sẽ có tác dụng mạnh mẽ. (Nhắc thầm thôi, lảm nhảm ngoài miệng chắc là sẽ bị người nhà cho nhập viện).
Và một quy luật ngôn ngữ khác nữa là hiện tại thì luôn luôn luôn mạnh hơn tương lai. Hãy so sánh “anh yêu em” và “anh sẽ yêu em” xem câu nào mạnh hơn. Nhưng điều ta ước muốn đương nhiên là thuộc về tương lai, ví dụ “tôi muốn có tiền.” Thế thì ta giải quyết cái yếu của tương lai thế nào? Thưa, có 2 phương cách. Thứ nhất, nếu việc gì có thể biến nó thành hiện tại, thì phải suy nghĩ theo cách hiện tại. Ví dụ: Thay vì “tôi sẽ có tự tin” thì ta phải nói “Tôi có tự tin,” vì chẳng lý do gì ta không thể nói “tôi có tự tin ngay bây giờ” mà phải đợi đến sang năm.
Thứ hai, đôi khi ta cảm thấy nhất định không thể nói thì hiện tại một cách đầy tin tưởng được, ví dụ, nếu trong túi không có một đồng xu, thì nói “tôi sẽ có tiền” dễ tin hơn là “tôi có tiền.” Trong trường hợp đó cứ nói “tôi sẽ …” nhưng phải buộc tương lai vào hiện tại, ngay trong lúc này, ngay ở đây. Tức là, hiện thời tôi đang ngồi đây nói chuyện với bạn của tôi, tôi biết là tôi muốn có tiển và “tôi sẽ có tiền,” nhưng cái “sẽ” đó có thật được hay không cũng là do tôi sống trong hiện tại có thật hay không—tương lai chỉ là một chuỗi những ngày của hiện tại. Hiện tại tôi đang nói chuyện với bạn tôi, tôi sẽ nói chuyện rất thực, tôi sẽ lắng nghe rất kỹ, sẽ mở rộng đầu óc và con tim để nghe, tôi sẽ chia sẻ thật tình, tôi sẽ dùng mỗi giây đồng hồ một cách tận tình. Sống ngay phút này, ngay tại đây, một cách tận tình, dù là mình đang làm bất kỳ việc gì, thì đó là cách để nối hiện tại có thật vào một tương lai sẽ đến thật.
Cuối cùng, có bạn hỏi luật hấp dẫn này từ đâu tới? Dĩ nhiên là nghe qua ta cũng thấy luật hấp dẫn là qui luật tâm lý tự nhiên. Con người hấp dẫn nhau vì sức mạnh bên trong của mình. Và các chuyên gia về tâm lý và truyền thông (communication) đã nói đến nhiều thập kỹ (nếu không nói là hàng nghìn năm nay). (Chỉ có phần tâm lý ngoại cảm–năng lượng của tâm thức làm chuyển động năng lượng của vũ trụ–thì mình xin được phép miễn bàn, vì chưa nắm chắc). Gần đây một vài cuốn sách bán chạy đã đẩy danh từ “luật hấp dẫn” thành rất phổ thông. Theo mình nghĩ, luật hấp dẫn được diễn giảng ngày nay chính là “tư duy tích cực” phát xuất từ các giảng sư thiên chúa giáo khi xưa—lòng tin bằng hạt cải dời được núi non–trình bày lại một cách khoa học hơn bằng các khái niệm Phật giáo đang rất thịnh hành trong giới trí thức Âu Mỹ ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét