HUỲNH NGỌC THOẠI

MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY TRINH NGUYÊN

THẾ GIỚI NHẬN BIẾT VỀ A.G.E

Ngày Quốc tế nhận biết về chỉ số A.G.E: 21-06

CHIẾN LƯỢC TruAGE

Chiến lược tăng thu nhập 1000$/Tháng.

A.G.E CỦA BẠN LÀ GÌ?

Tìm hiểu về chỉ số A.G.E của bạn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM CHỈ SỐ A.G.E CỦA CƠ THỂ?

Giải pháp Thrive Max là giải pháp tối ưu cho việc giảm chỉ số A.G.E.

ĐO CHỈ SỐ A.G.E

Hãy đăng ký để được đo A.G.E miễn phí.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BÀN CỜ



Bạn đừng bao giờ cảm thấy hài lòng với sự thành công hiện tại của cty mình, bởi trên thương trường trận chiến không bao giờ có kết thúc. 

Bạn cố gắng vượt qua các đối thủ hiện có để giành thị trường, thì chẳng bao lâu sau sẽ có những địch thủ mới lên cũng sẽ tìm mọi cách để "qua mặt" bạn. Cách tốt nhất là phải luôn bền bỉ, lúc nào cũng phải có ý chí quyết tâm giành chiến thắng.

Korsak Chairasmisak -Giám đốc Cty C.P 7- Eleven tại Thái Lan, chuyên bán lẻ hàng tạp hóa, cho rằng thực hiện chiến lược kinh doanh giống như việc đánh cờ: "Bạn không phải chỉ đơn thuần cố gắng để giành một trận thắng, nếu như vậy bạn có thể trở thành người thua cuộc khi kết thúc cuộc chơi".

Bắt đầu hoạt động tại Thái Lan từ năm 1989 sau khi mua thương hiệu 7-Eleven của Mỹ, Cty hiện đã phát triển với gần 3.000 cửa hàng tạp hoá bán lẻ trên khắp đất nước.

Vào năm ngoái, mỗi một ngày, Cty khai trương một cửa hàng và số lượng khách hàng đã vượt quá con số 2 triệu người, đem lại 985 triệu USD doanh thu. Đồng thời, Cty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Bangkok, và ngày nay giá cổ phiếu đã lên tới 60 bath so với hồi đầu công bố bán với giá 42 bath.

Các đối thủ chính của 7-Eleven là AM/PM, Convenience-store và Family Mart của Nhật. Chairasmisak luôn áp dụng những phương thức thanh toán thuận lợi nhất để khách hàng tìm đến với 7-Eleven như sử dụng thẻ "thông minh" và một số hình thức thanh toán thay tiền mặt và thẻ tín dụng.

"Tại Thái Lan, nếu bạn là một người giàu có, mọi người sẽ ghen tỵ và không thích bạn", Chairasmisak cho biết, và đây là lý do tại sao Chairasmisak đã đưa 7- Eleven tham gia vào các dự án xã hội. Lợi nhuận từ kinh doanh một phần được tài trợ cho các trường học tôn giáo và tất nhiên cả cho trường dạy môn chơi cờ mà Chairasmisak yêu thích. "Nếu không có những đóng góp công ích cho xã hội, báo chí sẽ không có những đánh giá tốt về công ty. Như vậy người dân cũng không biết đến và sẽ xa lánh 7-Eleven" -Chairasmisak cho biết.

Trên thực tế, Chairasmisak không những áp dụng môn giải trí yêu thích của mình trong lĩnh vực kinh doanh, thậm chí ông còn sử dụng bàn cờ để quyết định ai sẽ là đối tác của mình trong kinh doanh. ông còn viết một cuốn sách bằng tiếng Anh để quảng bá về giá trị của đánh cờ được coi như một công cụ kinh doanh hiệu quả. Không những vậy, Chairasmisak còn lôi kéo các nhân viên của mình tham gia vào môn giải trí này, tạo cho họ lòng nhiệt tình và tinh thần thi đấu kiên trì, quyết tâm là người chiến thắng trên bàn cờ cũng như trên thương trường.

Chiến lược kinh doanh sản phẩm mới 

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng luôn tìm kiếm các sản phẩm mới để hấp dẫn người tiêu dùng, nhưng mấy ai dám chắc được thành công là bao nhiêu phần trăm khi nó được tung ra trên thị trường? 

Điều này chỉ có được khi nhà sản xuất có một chiến lược cụ thể.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đó là một nguyên tắc cổ điển. Nếu bạn từng học môn marketing, bạn chắc hẳn đã được học về điều này. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, bạn thường quên nguyên tắc này. Bạn không coi trọng việc nghiên cứu đối thủ vì bạn tin tưởng vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên sản phẩm hay dịch vụ của bạn không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái” và phù hợp với thực tế thị trường, trong khi thị trường lại bắt đầu bằng chính những đối thủ của bạn. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê những doanh nghiệp có sản phẩm tương đồng với sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang có ý định tung ra. Ngay cả khi bạn cho rằng sản phẩm mới của bạn là chưa từng được biết đến, là duy nhất, hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để biết được phản ứng của họ với sản phẩm này như thế nào.

Một khi bạn đã xác định được các đối thủ cạnh tranh, hãy nghiên cứu những công cụ marketing của họ: áp phích, quảng cáo, website. Đánh giá mối tương quan giữa sản phẩm của bạn với sản phẩm của các đối thủ. Hãy xác định xem bạn có thể đương đầu với sự cạnh tranh như thế nào, đặc biệt là với những doanh nghiệp có mối đe dọa thực sự.

Xác định mục tiêu khách hàng

Bất cứ sản phẩm nào cũng có đối tượng khách hàng riêng của nó, bạn không thể bán những mặt hàng cao cấp cho khách hàng trung lưu hoặc những mặt hàng bình dân thì thường không được giới thượng lưu để ý. Phân đoạn khách hàng mà bạn nhắm tới có thể là những người hiện đang tiêu dùng một sản phẩm tương đồng của đối thủ cạnh tranh hoặc những người thích cái mới với đặc tính mới có sức thuyết phục. Những khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn sẽ là những người hiểu được tính hữu dụng của sản phẩm.Với một khoản chi phí nhỏ, bạn chỉ nên hướng đến những khách hàng có tiềm năng nhất.

Khác biệt hóa, tạo nên một giá trị, một lý do thuyết phục duy nhất

Đây chính là lợi thế cạnh tranh của bạn. Đối với mọi sản phẩm khi tung ra thị trường, bạn phải hiểu đâu là đặc tính phân biệt nó với những sản phẩm khác. Bạn phải tự đặt câu hỏi “Sản phẩm của tôi mang lại điều gì mà những sản phẩm của các đối thủ khác không có?” Đặt ra câu hỏi dạng này sẽ giúp bạn xác định rõ hơn điều mà sản phẩm bạn cần có để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Thật tuyệt vời nếu như sản phẩm bạn tung ra đánh trúng mong ước của khách hàng từ bấy lâu nay.

Chiến lược và chiến thuật marketing riêng biệt nào cho sản phẩm?

Bạn sẽ quảng bá cho sản phẩm mới như thế nào? Bạn sẽ bán nó dưới hình thức nào? Ở đâu? Bạn có cần đến nhà phân phối hay trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng? Chiến lược marketing nào được sử dụng, truyền thống, nhằm tới từng cá nhân hay trực tiếp? Vai trò của truyền hình, báo chí trong quá trình xâm nhập thị trường? Đó là tất cả những gì bạn phải lưu ý để đạt được mục tiêu bán hàng.

Tất cả đã hợp lý chưa?

Hãy sẵn sàng chuẩn bị cho việc hoàn thiện sản phẩm. Một tập đoàn thực phẩm đã rất thành công trong bước này. Khi khách hàng tới cửa hàng để mua những sản phẩm đã có trước đây, nhân viên mời họ dùng thử sản phẩm mới, sau đó đưa cho khách hàng bản nhận xét với câu hỏi “Ông/bà có thích món ăn này không? Hãy cho chúng tôi biết ông /bà thích dùng nó ở đâu? Theo ông/bà, ai sẽ thích món ăn như thế này?” Thật đơn giản với cách làm này mà hiệu quả lại cao. Hãy tổ chức một nơi gặp gỡ để mời khách hàng dùng thử sản phẩm và yêu cầu họ phát biểu cảm nghĩ, bạn sẽ có những lời khuyên trị giá hàng triệu mà không tốn mấy xu.

...Tiến hành chiến dịch

Hãy nói về sản phẩm của bạn và nắm lấy tất cả mọi cơ hội để nói về nó. Đăng một bài báo nói về sản phẩm hay sắp xếp một cuộc trả lời phỏng vấn. Đây là thời điểm rất nhạy cảm vì nó tạo ra mối thiện cảm hay ác cảm từ công chúng, vì vậy phải thật khéo léo để tạo ra dư luận tốt cho sản phẩm của mình.

Chiến dịch trong bao lâu?

Sau bước đầu bạn nhận được phản hồi tốt từ phía người tiêu dùng. Bạn chọn đây là thời điểm dừng lại? Đừng mắc phải sai lầm này, chiến lược tuần đầu tiên đã hết, bạn cần phải có chiến lược cho những tháng đầu tiên, những năm đầu tiên và nên lưu ý tới vòng đời của sản phẩm để có sự thay đổi thích hợp. 

Chiến lược “chắc chân trên thị trường”

Hãy tập trung vào các thị trường chủ chốt chứ không nên đầu tư dàn trải để rồi không thu được gì trong cả năm. 

Đó là chiến lược mà CoCa Cola, hãng sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới, luôn lấy làm cơ sở cho mục tiêu phát triển của mình.

Để có được thành công như ngày hôm nay của Coca Cola nhiều chuyên gia phân tích đánh giá rằng đó là nhờ Coca Cola đã thực hiện đúng chiến lược trên. Ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu của Coca Cola là chiếm lĩnh những thị trường lớn nhất chứ không dàn trải thị trường của mình trên toàn thế giới.

Không như nhiều hãng nước ngọt trên thế giới luôn tìm cách mở rộng thị trường của mình đến bất cứ chỗ nào có thể thì Coca Cola luôn kiên định với những thị trường truyền thống. Theo hãng thì trước tiên hãy có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường truyền thống rộng lớn đã, sau đó mở rộng những thị trường nhỏ hơn cũng chưa muộn. Nhờ vậy, tại những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu, biểu tượng Coca Cola luôn có “vững như bàn thạch”.

Hàng năm những khoản đầu tư của Coca Cola vào các thị trường truyền thống luôn chiếm từ 70 đến 80% tổng đầu tư của hãng. Những khoản đầu tư này dành nhiều cho quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các chiến lược marketing khác. Mục tiêu của Coca Cola luôn là khách hàng khi nhắc đến đồ uống nước ngọt là nhớ ngay đến các sản phẩm của Coca Cola.

Coca Cola không hề tiếc các khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho các Hợp đồng quảng lớn. Nhiều khách hàng rất ấn tượng với các quảng cáo của Coca Cola, từ đó ấn tượng luôn cả với đồ uống của hãng. Bây giờ, có thể nói những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, các sản phẩm của Coca Cola luôn “chiếm lĩnh” mặc dù rất nhiều nhãn hiệu nước ngọt khác đã ra đời trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ đối thủ cạnh tranh không đội trời chung Pepsi.

Giám đốc điều hành Doug Daft của Coca-Cola (Coke) cho biết, hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới này sẽ tiếp tục tăng cường tập trung phát triển vào các thị trường chủ chốt, trong đó có Braxin và Bắc Mỹ, nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận lên khoảng 11-12% hàng năm.

Tuy nhiên, để có vị thế trên các thị trường này cũng không hề dễ dàng chút nào. Dù có rất nhiều kinh nghiệm nhưng Coca Cola cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định.

Coke vẫn chưa đạt kết quả mong muốn ở hai thị trường trên là do hãng đã quá tập trung vào khối lượng mà sao nhãng việc quan tâm đúng mức đến bao bì sản phẩm. Do đó, hãng hiện đang tiến hành các bước nhằm thu hút sự quan tâm đến sản phẩm của Coke của người dân nơi đây như đã làm và thành công tại thị trường Mêhicô, Tây Ban Nha và Hy Lạp.

Theo Chủ tịch Coke, Steve Heyer, chiến lược của Coca Cola sẽ luôn là tập trung vào tăng khối lượng sản phẩm có thể mang lợi, quản lý chi phí khắt khe hơn và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, coi sự phát triển ở thị trường truyền thống là nhân tố then chốt cho tương lai của Coke, trong đó sẽ chú trọng vào các lĩnh vực, như giải trí và thể thao, cửa hàng ăn nhanh và các chuỗi nhà hàng, có tác động tốt và nhanh nhất đến việc quảng bá các nhãn hiệu sản phẩm mới.

Tuy nhiên, ông Heyer thừa nhận rằng, hãng hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ các nhãn hiệu Sprite và Fanta.

Sức ép cạnh tranh đang ngày một lớn, nếu không “chắc chân trên thị trường” thì rất dễ mất thị phần, một điều mà Coca Cola không hề mong muốn.

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng đây hoàn toàn là một chiến lược đúng đắn không chỉ với Coca Cola mà còn đối với nhiều công ty khác. Sẽ rất dễ mắc phải sai lầm nếu ta cứ cố gắng mở rộng thị trường trong khi những thị trường truyền thống còn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

5 THÓI QUEN XẤU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG VIỆC VÀO BUỔI SÁNG

Đối với nhiều người trong chúng ta, buổi sáng có vẻ như không được xem là một khởi đầu quan trọng. Khoảng thời gian từ lúc thức dậy cho tới khi bạn đến văn phòng chỉ như một thói quen hết sức mờ nhạt, nó dường như đã trở thành lối mòn mà bạn không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ cần thay đổi.
    5 thoi quen xau buoi sang anh huong den nang suat lam viec 650x432 5 Thói quen xấu buổi sáng ảnh hưởng đến năng suất làm việc
Tiếc rằng khối lượng những công việc mà chúng ta phải thực hiện mỗi sáng thường sẽ nhiều hơn đáng kể so với những thời điểm khác trong ngày, và những thói quen xấu mỗi sáng có xu hướng tích tụ theo thời gian của bạn sẽ làm chúng ta mệt mỏi, năng suất làm việc không hiệu quả. Hãy cùng nhìn vào 5 thói quen xấu buổi sáng ảnh hưởng đến năng suất làm việc mà bạn cần thay đổi trong bài viết dưới đây.

1. Thức dậy với tâm trạng uể oải

Đôi khi, việc thức dậy mỗi sáng bởi những tiếng ồn ào xung quanh hay một tình huống khó chịu sẽ không thể tránh khỏi. Nhưng việc lựa chọn tiếng chuông báo thức trên điện thoại của bạn vào mỗi sáng để thức dậy sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất, bởi nó là những tác động đầu tiên khiến bạn bị kích ứng hoặc bực bội trong ngày mới.
5 thoi quen xau buoi sang anh huong den nang suat lam viec 2 650x433 5 Thói quen xấu buổi sáng ảnh hưởng đến năng suất làm việc
5 Thói quen xấu buổi sáng ảnh hưởng đến năng suất làm việc

Tương tự như vậy, đừng chây ỳ bản thân bởi những chu kỳ đánh thức tiếp theo của tiếng chuông điện thoại khó chịu đó nữa. Một khi đã thức giấc, hãy thức giấc cho thật sảng khoái và tỉnh táo, nếu khó khăn hãy cố nhẹ nhàng vận động để thoát khỏi cơn buồn ngủ. Bạn cũng có thể bật một vài giai điệu mình yêu thích, hoặc chọn cách để ngủ sớm hơn để quá trình thức tỉnh có thể dễ dàng hơn.

2. Vội vã với những thói quen hàng ngày

Mỗi sớm thức dậy, bạn vội vã với những công việc và sinh hoạt cá nhân buổi sáng để kịp giờ đến văn phòng, nhưng sáng nào cũng vội vã với những thói quen này, lâu dần nó sẽ để lại những hậu quả tai hại cho chính bạn.
5 thoi quen xau buoi sang anh huong den nang suat lam viec 1 650x650 5 Thói quen xấu buổi sáng ảnh hưởng đến năng suất làm việc
Nếu trút bỏ thói quen xấu này có thể giúp bộ não của bạn có thời gian thư thái trước khi nó bắt đầu một ngày mới với bộn bề công việc. Thay bằng tự biến mình thành một cái guồng quay vội vã, hãy thử thức dậy trước khoảng nửa tiếng để có thêm nhiều thời gian để hoàn thành công việc mỗi sáng.

3. Bỏ qua bữa ăn sáng

Điều này đôi khi chính là kết quả của sự vội vã bởi thói quen dậy muộn của bạn, nhưng nhiều người lại có thói quen bỏ bữa ăn sáng hoàn toàn. Họ xem nó như là một bữa ăn không cần thiết, hoặc đơn giản là muốn bắt đầu một ngày mới với một cái gì đó phi dinh dưỡng, giống như một tách cà phê hoặc chén trà nóng.Tuy nhiên, cà phê chỉ giúp bạn tỉnh táo thôi, nó không thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết duy trì năng lượng lâu dài.
5 thoi quen xau buoi sang anh huong den nang suat lam viec 3 650x365 5 Thói quen xấu buổi sáng ảnh hưởng đến năng suất làm việc
Chỉ mất thêm 15 phút mỗi sáng, hãy dậy sớm hơn chút để chuẩn bị cho mình một bữa sáng với đầy đủ carbohydrate và protein cần thiết tạo ra năng lượng để tập trung làm việc tốt nhất.

4. “Ném mình” vào công việc

Bạn thức dậy mỗi sáng và một trong những điều đầu tiên bạn làm là kiểm tra hòm thư email của mình, thực hiện một cuộc gọi hẹn trước với khách hàng, hay giải quyết nốt phần công việc chưa được hoàn thành của ngày hôm trước.

Đó là cách bạn đang ném mình vào công việc ngay lập tức và xem nó như một trong những sự lựa chọn hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện. Thực chất thói quen xấu này có nguy cơ gây hại cho năng suất trong dài hạn bởi vì bạn không có giai đoạn khởi động hay cool down bản thân.

Hãy dành một chút thời gian vào buổi sáng để ngồi thiền, tập thể dục hoặc làm một cái gì đó bạn thích làm. Điều này sẽ giúp “thiết lập lại” bộ não của bạn và cho phép bạn tập trung tốt hơn vào công việc, khi mọi thứ đã sẵn sàng, đó là thời điểm tốt nhất để bạn có thể bắt đầu.

5. Hoãn lại các nhiệm vụ khó khăn

Trong công việc, không thể không xuất hiện những nhiệm vụ khó mà mỗi chúng ta cần phải dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành được nó. Nhiều người thường cảm thấy nản hoặc sợ hãi ngay cả khi chỉ cần nghĩ đến các đầu mục công việc cần thực hiện với nhiệm vụ đó. Và để tránh mất đi một buổi sáng vui vẻ họ thường hoãn lại các nhiệm vụ khó khăn nhất đang cần giải quyết. Tuy nhiên, việc giải quyết những công việc khó khăn nhất vào buổi sáng trong ngày là thực sự mang lại lợi ích. Nó khiến bạn cảm thấy một cảm giác thúc đẩy thành tựu, và tất cả các công việc còn lại có vẻ dễ dàng hơn khi ta so sánh với nhiệm vụ khó nhất.
5 thoi quen xau buoi sang anh huong den nang suat lam viec 4 650x455 5 Thói quen xấu buổi sáng ảnh hưởng đến năng suất làm việc
Buổi sáng của bạn sẽ không bao giờ được hoàn hảo, thậm chí bạn không thể chạm móng tay của mình đến sự hoàn hảo nếu không biết tạo ra những thói quen tốt và thiết lập một ngày làm việc hiệu quả.

Đừng nản chí nếu bạn gặp khó khăn lúc đầu. Mặc dù chỉ là những thói quen nhỏ trong cuộc sống thường nhật nhưng nếu bạn nhất quán và kỷ luật, bạn sẽ tạo ra những thay đổi mang mang tính hiệu quả thiết thực, giúp năng suất lao động cũng như trạng thái tinh thần tốt hơn để bắt đầu một ngày.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

ASM CHÚ LÀ AI????

Mấy chú salesman thỉ ít gặp ASM nên hầu như nghe danh thì nhiều mà gặp mặt thì ít. Chỉ biết rằng anh lâu lâu tung chưởng ra chiêu,,các lính dưới nàu chạy chối chết.
Xem định nghĩa:
Chiến tướng” là thuật ngữ được dân sales dùng để chỉ các trưởng vùng – Area Sales Manager (ASM). Họ là những người xác định đúng khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán thật trong vùng mình quản lý. Với vai trò “chiến tướng”, các ASM hướng dẫn và cùng đội ngũ nhân viên bán hàng (Sales Rep) tiếp cận “trúng” và bán hàng thành công.
Hoạt động bán hàng thành công phải được hoạch định trên cả hai phương diện: chiến lược và sách lược. Chiến lược bán hàng là một bản kế hoạch bao gồm các hoạt động: phương pháp tiếp cận khách hàng, xác định ưu thế cạnh tranh và mức độ thông dụng cuả mặt hàng. Sách lược bán hàng liên quan đến việc xác định khách hàng tiềm năng, quy trình bán hàng và phân tích phản hồi của khách.
Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng phải được thực hiện theo một cách thức hiệu quả và thích hợp. Các doanh nghiệp cũng cần chú ý thưòng xuyên thúc đẩy và quản lý các khách hàng tiềm năng bởi sự tiến triển của doanh số bán hàng phụ thuộc vào việc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng có tần suất mua hàng nhiều nhất và giá trị đơn hàng lớn nhất. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn chưa có những chiến lược và kế hoạch rõ ràng để thu hút những khách hàng mới tiềm năng và giữ chân họ một cách hiệu .
ASM thường quản lý từ 3-5 Sales Sup.Vị trí này đòi hỏi lâu năm trong ghề và sự am hiểu nhất định về các kênh phân phối cỹng như mối quan hệ rộng rãi ở nhiều tỉnh khác nhau. Mỗi ASM thường coi từ sáu tỉnh trở lên do đó một tháng phải di chuyển xa nhà từ 12 ngày trở lên…Sếp siêng thì vậy chứ còn Sếp làm biếng thì lâu lâu đi một lần công tác phí vẫn lãnh đầy đủ. Bởi vậy nhiều Salesman ở khu vực xa thường ít ít gặp.
Một ASM giỏi thì phải nắm rõ các kênh trong khu vực mình và cả những đại gia ở khu vực khác hay chạy qua bên mình bỏ boom. Các ASM nhận chỉ tiêu từ Tổng tư lệnh (NSM) hàng qúy hàng tháng phải tùy tình hình các khu vực mà phân bổ target. Sau đó đôn đốc, vạch ra cách làm..và liên tục dí các chú bên dưới chạy chỉ tiêu..Chỉ tiêu đối với ASM là Sell_in nghĩan là hàng nhập từ công ty. Áp lực con số vô cùng nặng nề, càng và cuối tháng càng căng thẳng.
Lương…khỏan này hấp dẫn à nghen. Lương trung bình từ 500-700 USD/tháng chưa kể công tác phí và các phụ cấp như điện thọai, xăng,xe, chí phí tiếp khách nhậu nhẹt.Còn các khỏan thưởng thì Vô tư..nế đạt doanh số
Nhiệm vụ chính của một ASM như sau: vì là một chiến Tướng nên chú này phải giõi tổng hợp số liệu và lên kế họach.
Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiêu thị, bán hàng;
– Quản lý, hỗ trợ và phát triển hệ thống kênh phân phối ;
– Xây dựng, huấn luyện và giám sát quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng.
- Quản lý kinh doanh khu vực (vùng) được giao
– Theo dõi khách hàng hiện có, phát triển khách khách hàng mới cho Công ty.
– Xây dựng và điều hành hệ thống bán hàng.
– Quản lý và đào tạo nhân viên, dẫn dắt nhân viên đạt doanh số.
– Đảm bảo và nâng cao chỉ tiêu doanh số của sản phẩm nhân viên kinh doanh phụ trách.
– Thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu phân phối theo tháng, quý, năm.
– Làm báo cáo và theo dõi doanh số bán ra của sản phẩm trên đầu khách hàng theo định kỳ.
– Phân tích số liệu bán hàng, chất lượng sản phẩm và so sánh với các sản phẩm cạnh tranh khác và đưa ra những phân tích và đánh giá để nâng cao doanh số bán hàng của sản phẩm.

Làm bằng đó việc là đau đầu muốn chết luôn, làm kinh doanh là con số. Nếu con số của anh đẹp (đạt doanh số) thì các sếp ưu ái, nói gì sếp cũng ưng còng ngược lại thì về vô kiemviec.com apply job khác là vừa.

https://www.facebook.com/nuocmamxuanphu?ref=bookmarksTheo one more sale


Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

TẠI SAO BẠN CHƯA GIÀU???? ~ HUỲNH NGỌC THOẠI

TẠI SAO BẠN CHƯA GIÀU???? ~ HUỲNH NGỌC THOẠI: Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao nhiều người không trở nên giàu có?”. Ở một nước như nước Mỹ với các cơ hội chúng tôi có, tại sao lại có quá ít người lúc về hưu có được tiền bạc sung túc? Cuối cùng tôi (Brian Tracy) mới tìm được câu trả lời. Sau đây là 5 lý do tại sao người ta không trở nên giàu có.

TẠI SAO BẠN CHƯA GIÀU????

Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao nhiều người không trở nên giàu có?”. Ở một nước như nước Mỹ với các cơ hội chúng tôi có, tại sao lại có quá ít người lúc về hưu có được tiền bạc sung túc? Cuối cùng tôi (Brian Tracy) mới tìm được câu trả lời. Sau đây là 5 lý do tại sao người ta không trở nên giàu có.

Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao nhiều người không trở nên giàu có?”. 
1. Nơi xuất thân?
Trước hết, lý do hàng đầu là sự giàu có chưa bao giờ nảy sinh trong đầu họ. Một người bình thường lớn lên trong một gia đình mà người ấy chưa hề gặp hoặc quen biết một người nào giàu có, người ấy chỉ biết đi học và quan hệ xã hội với những người bình thường khác. Rồi cùng làm việc với những người chẳng giàu có gì và chơi chung với những người bình thường như người ấy thì người ấy sẽ chẳng sao có được thần tượng về sự giàu có. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn trong suốt giai đoạn ban đầu cuộc đời mình cho tới lúc 20 tuổi, bạn có thể lớn lên và trở thành một người hoàn toàn trưởng thành trong xã hội mà khát vọng làm giàu chưa lần nào lóe lên trong ý nghĩ của bạn; thì khả năng có thể trở nên giàu có đối với bạn cũng như với bất cứ ai sẽ ít có thể xảy ra.
Đây là lý do tại sao những người lớn lên trong gia đình cha mẹ giàu có sẽ có nhiều khả năng trở nên giàu khi ở tuổi trưởng thành hơn những trẻ lớn lên trong các gia đình cha mẹ không giàu có. Sự thành đạt, giàu có là một phần thế giới quan của trẻ trong gia đình cha mẹ giàu có.
Bởi vậy lý do đầu tiên tại sao người ta không trở nên giàu có là vì khát vọng đó chưa bao giờ lóe lên trong suy nghĩ của họ. Và tất nhiên, nếu họ chưa bao giờ nảy ra ý nghĩa đó, thì họ sẽ không bao giờ thực hiện bất kỳ bước đi cần thiết nào để điều đó trở thành hiện thực.
2. Đưa ra quyết định!
Một lý do khác cũng làm cho người ta không trở nên giàu có là họ chưa bao giờ quyết định thực hiện khát vọng làm giàu. Dù cho một người đọc một cuốn sách chỉ cách là giàu, tham dự một cuộc hội thảo kinh doanh hoặc cộng tác với những người thành công về mặt tài chính, nhưng sẽ chẳng có gì thay đổi cho đến lúc nào người ấy đưa ra quyết định để thực hiện một việc nào khác. Dù khát vọng làm giàu lóe lên trong ý nghĩ là có thể trở thành giàu nếu người ấy chỉ cần nhất định làm việc gì đó theo một cách của riêng mình, nhưng lại không quyết định thực hiện bước đi đầu tiên thì cuối cùng người ấy vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu bạn liên tục làm việc gì bạn luôn luôn làm, thì bạn sẽ liên tục có được thứ bạn luôn có.
Lý do chủ yếu không đạt được thành công như mong đợi và bị thất bại là phần lớn người ta không đưa ra quyết định để thực hiện đến thành công. Họ chẳng bao giờ quyết định dứt khoát hoặc cầm chắc mình sẽ trở thành giàu có. Họ chỉ dự định, có ý định và hy vọng rồi đây họ sẽ trở nên giàu có. Họ ước mong, hy vọng và cầu trời cho mình làm được nhiều tiền, nhưng chưa bao giờ họ quyết định “Tôi sẽ làm giàu!”. Quyết định này là bước đi đầu tiên quan trọng để trở thành người có tiền bạc sung túc.
Tại sao nhiều người không giàu cóSự chần chừ có thể ngăn cản người ta trở thành giàu có. Ảnh: internet
3. Có lẽ để đến ngày mai
Sự chần chừ có thể ngăn cản người ta trở thành giàu có. Người ta luôn luôn có đủ lý do để không bắt đầu thực hiện những điều họ biết cần phải làm để có được tiền bạc sung túc. Họ luôn luôn nghĩ là thời điểm chưa đúng lúc hoặc thời cơ chưa chín muồi.
Các điều kiện làm ăn trong ngành kinh doanh của họ chưa tin cậy được hoặc chưa chắc đã tốt lắm. Thị trường không đúng như ý muốn. Họ có thể gặp rủi ro hoặc chẳng có gì bảo đảm. Có lẽ phải để đến năm sau.
Dường như luôn luôn có lý do để chần chừ. Do đó họ tiếp tục thoái thác thực hiện, cứ hết tháng này tới tháng khác, rồi năm tháng trôi qua cho đến khi điều đó đã quá muộn.
Dù nó đã loé lên trong ý nghĩa của người ấy là mình có thể trở thành giàu có và đã quyết định thay đổi, nhưng sự trì hoãn sẽ đẩy tất cả kế hoạch của người ấy vào tương lai bất định. Sự chần chừ là kẻ trộm thời gian và cuộc sống.
4. Cái giá phải trả
Điều mà các nhà kinh tế học muốn nói đến là không nhịn nổi các đòi hỏi thoả mãn là một lý do khác làm người ta khi về hưu lâm vào cảnh túng thiếu. Phần đông người ta không thể cưỡng lại việc chi tiêu một đồng xu họ kiếm được và bất cứ những gì họ có thể vay mượn hoặc mua thiếu. Nếu bạn không nhịn được các đòi hỏi thoả mãn và buộc mình phải cố nhịn chi tiêu mọi khoản bạn kiếm được, bạn không thể trở thành giàu có. Nếu bạn không có thói quen căn cơ trong cuộc sống thì bạn sẽ không thể đạt tới chỗ tiền bạc sung túc. Như W. Clement Stone, người sáng lập Công Ty Bảo Hiểm Tổng Hợp của Mỹ và là một trong những người giàu có nhất thế giới, nói “Nếu bạn không tiết kiệm được tiền bạc, thì bạn không có được mầm mống của sự giàu có trong người”.
Tại sao nhiều người không giàu cóLàm giàu cần có tầm nhìn xa trông rộng. Ảnh: internet
5. Nhìn xa trông rộng
Lý do cuối cùng làm người ta lâm vào cảnh nghèo túng khi thôi việc, có lẽ cũng không kém quan trọng hơn tất cả các lý do vừa nói đến. Đó là thiếu khả năng nhìn xa trông rộng. Một cuộc nghiên cứu kéo dài trong thập niên 1950 và được xuất bản thành sách năm 1964 với tên là Thành Phố Không Phải Thiên Đường, tiến sĩ Edward Banfield thuộc trường đại học Harward đã nghiên cứu những lý do về khả năng biến đổi kinh tế xã hội nhanh chóng ở Hoa Kỳ. Ông muốn biết bạn có thể tiên đoán xem một cá nhận hoặc một gia đình sẽ thăng tiến đến một hoặc nhiều nhóm giai cấp kinh tế xã hội như thế nào và liệu họ có giàu có hơn ở thế hệ kế tiếp so với thế hệ hiện tại của họ hay không.
Banfield đã nghiên cứu và so sánh các kết quả ông phát hiện được dựa vào tài liệu giải thích phổ biến nhất về sự thành công kinh tế ở Hoa Kỳ và ở các nước khác. Điều đó có phải do trình độ học vấn không? Không phải vậy, thực ra nhiều người có trình độ học vấn khá lại không mấy thành đạt về kinh tế. Có phải là khả năng trí tuệ không? Không phải. Có nhiều người rất thông minh nhưng lại nghèo và kiếm sống không được. Có phải họ xuất thân từ gia đình khá giả không? Không phải. Nhiều người được sinh ra từ gia đình giàu có nhưng khi trưởng thành lại nghèo, trong khi nhiều người học hành không tới đâu lại trở nên thành công. Có phải họ có thế lực trong xã hội không? Có phải họ sống ở một nước có nền công nghiệp phát triển không? Có phải họ may mắn không? Những nhân tố nào có thể tiên đoán chắc chắn vào thời gian nào đó một người sẽ thăng tiến về mặt kinh tế?
Cuộc nghiên cứu của Banfield đưa ông đi đến chỉ một nhân tố mà ông có thể kết luận chính xác về khả năng dự đoán sẽ thành công ở Hoa Kỳ hơn bất cứ nhân tố nào khác là biết nhìn xa trông rộng, cụ thể là “Khoảng thời gian bạn nhận định cho kế hoạch hoạt động hàng ngày và các quyết định quan trọng trong cuộc đời.” Khả năng nhìn xa trông rộng muốn nói đến kế hoạch cho tương lai bạn đề ra ở chừng mực nào khi quyết định hiện tại bạn sẽ làm gì và chưa làm gì.
Khả năng biết nhìn xa trông rộng là một chuẩn đánh giá thực chất về tầng lớp xã hội. Một gia đình giàu có hoặc được học hành đến nơi đến chốn sẽ có lợi thế, nhưng cuối cùng tầm suy nghĩ của bạn và việc bạn đặt ra kế hoạch cho tương lai để bắt tay vào công việc hằng ngày trong cuộc đời của bạn sẽ xác định sự nghiệp và thanh thế của mình.
Người có sự nghiệp trung bình biết nhìn xa khoảng 10, 15 hoặc 20 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. Người lao động chân tay bình thường biết nhìn xa độ 2 kỳ lãnh lương. Người bị bỏ rơi, người nghiện ngập ma túy, thất vọng hoặc người nghiện rượu nằm ở phần đáy của biểu đồ xã hội hình kim tự tháp, họ chỉ biết nhìn xa đến hàng giờ hoặc thậm chí hàng phút. Địa vị và phương hướng cuộc đời của mỗi người từ giới thượng lưu cho tới hạ lưu trong xã hội được xác định bởi khả năng nhìn xa trông rộng của họ.